Trên Biển – At Sea
Trên biển
Guy de Maupassant
Gần đây người ta đọc thấy trong các báo những dòng sau đây:
BULÔNHƠ-XUYAR-ME1, 22 tháng giêng – người ta viết cho chúng tôi.
“Một tai họa khủng khiếp vừa giáng lên đầu dân đi biển vốn đã đau khổ từ hai năm nay. Chiếc tàu đánh cá do ông chủ Javen chỉ huy đang đi vào cảng thì bị sóng hất sang phía Tây, húc vào để chắn sóng và vỡ tan.”
“Bất chấp những cố gắng của tàu cứu nạn và của súng phóng dây, bốn thủy thủ trên tàu và một thủy thủ tuổi thành niên đã bị thiệt mạng.”
Ông chủ Javen này là ai? Có phải là anh của một người cụt tay hay không?
Nếu con người đáng thương bị sóng nhấn chìm và có lẽ đã chết dưới vô số mảnh vụn của con tàu là người mà tôi đang nhớ tới, thì ông ta đã chứng kiến cách đây mười tám năm một tấn bi kịch khác cũng kinh khủng và giản dị như mọi thảm kịch nơi sóng cồn nước cuộn.
Bấy giờ, Javen là chủ của một tàu lưới rê. Tàu lưới rê là một tàu đánh cá tuyệt vời, chắc nịch đến không sợ bất kỳ thời tiết nào, bụng tròn, không ngớt bập bềnh trôi trên sóng như một chiếc phao câu, bao giờ cũng trưng ra giữa gió biển Măngsơ và bị quăng quật tơi bời, buồm luôn căng phồng. Nó hành hạ biển khơi không biết mệt mỏi với một cái lưới lớn kéo bên sườn, cái lưới chà suốt đáy đại dương, làm bật ra và thu lấy những sinh vật ngủ trên các khối đá, những con cá dẹt bám vào cát, những con cua lớn càng khoằm khoằm, những con tôm hùm râu nhọn hoắt. Khi sóng nhỏ, gió nhẹ và mát thì con tàu bắt đầu đánh cá. Lưới được luồn qua một cây sào lớn bằng gỗ cỏ nẹp sắt và được thả xuống biển nhờ dây cáp chạy trên hai trục lăn ở đầu và đuôi tàu. Đi theo gió và sóng, tàu kéo theo tấm lưới tàn phá đáy biển.
Trên tàu còn có em trai của Javen, bốn người nữa và một thủy thủ choai choai.
Gió nổi lên, một cơn lốc ập đến buộc con tàu lưới rê phải chạy. Nó định cập bờ biển nước Anh. Nhưng biển động dữ dội, sóng húc liên tục vào bờ đất sét, ngăn mất lối vào. Con tàu nhỏ lại ra khơi, trở về bở biển nước Pháp. Nhưng gió bão vẫn không cho nó vượt qua các đê chắn sóng, gần các đê này sừng sững bao lớp sóng gầm thét đầy hiểm họa. Con tàu lại trở ra khơi, cưỡi lên sóng mà đi, bị lắc liên tục, ướt đầm, thở đứt hơi, nhưng rất vui, bất chấp tất cả, quen dần với giông bão có khi giam nó năm sáu ngày trong cảnh lang thang giữa hai nước láng giềng mà không sao cập bến được vào một nước.
Cuối cùng bão lặng. Tuy sóng còn to, nhưng tàu vẫn ở ngoài khơi, ông chủ hạ lệnh thả lưới. Thế là, tấm lưới được đưa ra ngoài mạn tàu, rồi hai người đằng đầu, hai người đằng đuôi tàu, bắt đầu thả quây neo. Đột nhiên, lưới chạm đáy biển, nhưng con sóng cao ngất làm nghiêng tàu. Ở đầu tàu và điểu khiển việc buông lưới, Javen em lảo đảo, một cánh tay bị kẹp giữa dây neo và thanh gỗ buộc. Anh dùng tay kia, đem hết sức bình sinh cố nâng dây neo len, nhưng tấm lưới đã chùng nên dây neo vẫn căng hết cỡ. Co rúm lại vì đau, anh kêu cứu. Mọi người chạy lại. Ông anh rời tay lái. Chủ và thợ hợp sức nâng dây neo để lôi cánh tay bị kẹt ra. Nhưng vô hiệu. “Phải cắt thôi”, một thủy thủ đề nghị, và lôi trong túi ra một con dao lưỡi rộng, chỉ hai nhát là có thể giải thoát cánh tay cho Javen em.
Nhưng cắt dây neo, có nghĩa là một tấm lưới, có nghĩa là mất tiền, nhiều tiền lắm, một ngàn rưởi frăng. Mà tiền đó là của Javen anh, tài sản của ông ta. Ông ta kêu lên, lòng đau nhói: “Chớ, chớ cắt! Tôi sẽ lái ra hướng gió”. Và ông chạy về bánh lái, quay ngược hẳn lái lại. Con tàu hầu như chẳng nhúc nhích, một phần vì bị tấm lưới nặng giữ chặt, phần nữa do dức níu của gió và sóng. Javen em ngã ngồi, hai đầu gối quỳ xuống, hốt hoảng. Anh chẳng nói gì. Ông anh quay lại, vẫn sợ thủy thủ chặt dây: “khoan, khoan! Đừng cắt! Phải làm ướt neo”. Neo được tưới ướt, dây neo chùng đi thật, người ta đổi hướng về phía tời đứng, dể cho dây neo chùng hẳn ra, và cuối cùng gỡ được cánh tay tê cứng, dưới ống tay áo len đẫm máu.
Mặt Javen em đần ra như một thằng ngây. Bạn chài cởi áo varơi cho anh và kinh hoàng nhìn thấy một đám thịt bầy nhầy từ đó máu phọt ra như suối. Anh nhìn cánh tay mình, nói sẽ: “Rõ tệ!”.
Thấy máu đọng thành một vũng lớn trên cầu tàu, một thủy thủ kêu lên: “Ông ấy đến kiệt máu mất thôi. Phải nối mạch máu lại chứ ạ!”. Các bạn thuyền bèn vớ lấy một sợi dây, một sợi dây to màu nâu có phết nhựa đường, rồi quấn lấy cánh tay bên trên vết thương, rồi ra sức thít chặt. Máu chảy chậm lại và cuối cùng ngừng hẳn Javen em đứng lên, cánh tay bị thương thõng thượt bên sườn. Anh lấy tay kia nắm lấy nó, nâng lên, xoay xoay, lắc lắc. Nó như chết rồi, xương dường như gãy hết, chỉ cơ bắp là còn có vẻ sống được. Anh nhìn nó, mắt buồn thiu, nghĩ ngợi miên man. Rồi anh ngồi xuống một cánh buồm đã cuộn lại. Các bạn khuyên anh luôn luôn thấm ướt vết thương để nó khỏi tấy lên. Người ta đổ một xô nước bên anh. Gần như từng phút một, anh lấy cốc múc nước tưới lên vết thương ghê rợn, từ đó không ngừng chảy xuống một tia nước trong veo.
-Chú xuống dưới mà ngồi thì dễ chịu hơn – ông anh bảo.
Anh đi xuống, nhưng chừng một giờ sau lại leo lên vì ngồi một mình chán lắm. Mới lại, anh thích khí trời thoáng rộng, anh ngồi xuống cây buồm và tiếp tục rưới vết thương.
Mẻ lưới rất to, cá rất nhiều. Những chú cá mình rộng, bụng trắng nằm ườn bên anh, đang giẫy chết. Anh vừa ngắm chúng vừa tưới nước lên tay mình.
Đoàn đánh cá sắp trở về Bulônhơ thì gió lại nổi. con tàu nhỏ lại bắt đầu cuộc trôi nổi rồ dại, nhảy chồm chồm trên sóng, vật mình vật mẩy trong gió, tha hồ lắc người bị thương trong sầu muộn. Đêm xuống. Gió bão cho đến tận bình minh. Lúc mặt trời mọc, họ lại nhìn thấy nước Anh. Nhưng biển không dữ lắm nên họ cho thuyền đi ngoắt ngoéo để quay về nước Pháp.
Sang chiều, Javen em gọi bạn chài lại, chỉ cho thấy vết ến trên phần xương thịt không còn là của anh, ấy là dấu hiệu của sự thối rữa. Họ nhìn và bàn bạc. Người bảo:
-Cơ chừng hỏng mất rồi!
Kẻ khuyên:
-Phải cho nước mặn vào!
Họ mang nước muối đến và rưới lên vết thương. Javen em tím tái đi, nghiến răng ken két, hơi quằn quại nhưng không kêu la. Sau đó, khi vết thương dịu đau, anh bảo anh trai: “Cho em mượn con dao của anh”. Ông anh đưa dao cho anh.
“Giữ thẳng hộ cánh tay tôi, nắm chặt lấy bắp”.
Bạn chài làm theo ý anh. Anh bèn tự cắt tay mình. Anh làm nhẹ nhàng, cẩn trọng rồi chặt đứt những sợi gân cuối cùng với cái lưỡi dao sắc như dao cạo. Thoáng cái, anh chỉ còn một mẩu cánh tay. Anh trút một tiếng thở dài và dõng dạc nói: “Phải thế thôi. Tôi hỏng rồi!”. Anh như được an ủi và thở phì phò. Anh lại tưới nước lên cái tay cụt.
Đêm còn xấu trời hơn, tàu không thể vào bờ được.
Khi trời sáng, Javen em cầm lấy đoạn cánh tay bị cắt và quan sát hồi lâu. Thịt đã thối. Bạn thuyền quây đến, ngắm nghía rồi chuyền tay nhau, sờ nắn, xoay xoay và ngửi.
Ông anh bảo: “Quẳng nó xuống biển đi. Đã đến lúc rồi đấy”.
Nhưng Javen em nổi xung: “Không được, không được! Tôi không muốn thế. Nó là của tôi, chẳng thế là gì hả? Nó là một phần cánh tay tôi!”.
Anh giằng lấy và đặt vào giữa chân mình.
-Nó sẽ thối rữa ra thôi – người anh bảo.
Một ý kiến chợt nảy ra trong đầu người em. Để cá khỏi thiu thối khi phải ở lâu ngoài biển, người ngư dân thường xếp cá thành từng lớp trong thùng muối. Anh hỏi: “ Tôi có thể để nó vào nước muối được không?”
“Được chứ, được chứ” – bạn chài cùng đáp. Tức thì họ dốc cá trong một thùng ra, thùng nào cũng đầy cá sau mấy ngày đánh bắt vừa rồi. Rồi đặt mẩu cánh tay bị chặt rời ra xuống đấy. Đổ nước muối lên trên, sau đó lại một lớp cá một lớp muối. Một thủy thủ pha trò: “Tôi đến phải bán đấu giá nó thôi!”.
Mọi người cười ồ lên trừ hai anh em Javen.
Gió vẫn thổi mạnh. Đoàn đánh cá cho thuyền chạy ngoắt ngoéo cho mãi đến mười giờ ngày hôm sau. Javen em không ngớt tưới nước lên vết thương của mình. Thỉnh thoảng anh đứng lên và đi suốt từ đầu đến cuối con tàu. Người anh vừa cầm lái vừa đưa mắt theo dõi và lắc đầu.
Sau cùng, tàu cũng về đến cảng.
Thầy thuốc khám vết thương và bảo rất tốt. Ông băng bó cẩn thận và kê đơn cho Javen em nghỉ. Nhưng anh không muốn xa đoạn tay bị mất nên hối hả quay ra cảng tìm cái thùng cá, mà anh đã đánh dấu chữ thập. Người ta tháo cá ra trước mắt anh. Anh lấy lại phần xương thịt được giữ rất đẹp trong muối, răn reo và mát rượi. Anh gói nó trong một cái khăn mặt anh dụng ý đem theo rồi về nhà. Vợ con anh ngắm nghía hồi lâu đoạn tay của chồng và bố, sờ nắn mấy ngón, nhặt hết những hạt muối còn bám dưới móng, rồi mời bác thợ mộc đến đóng cho một chiếc quan tài tí hon.
Hôm sau, cả nhóm bạn thuyền tập hợp lại để đưa đám mẩu cánh tay bị lìa ra kia. Hai anh em Javen đi bên dẫn đầu. Người giữ đồ thánh của xứ đạo cắp cái quan tài dưới nách.
Javen em ngưng đi biển. Anh được nhận vào làm một việc hèn mọn trong cảng. Về sau, hễ nói đến tai nạn của mình, anh lại rỉ tai người nghe: “Nếu anh tôi chịu cắt lưới, nhất định tôi còn cánh tay. Nhưng anh ấy so đo, chỉ nghĩ đến tiền…”.
Chú thích
Nghĩa là báo “Bulônhơ trên biển”
( English Version)
At Sea
Guy De Maupassant
The following paragraphs recently appeared in the papers:
“Boulogne-Sur-Mer, January 22.—Our correspondent writes:
“A fearful accident has thrown our sea-faring population, which has suffered so much in the last two years, into the greatest consternation. The fishing smack commanded by Captain Javel, on entering the harbor was wrecked on the rocks of the harbor breakwater.
“In spite of the efforts of the life boat and the shooting of life lines from the shore four sailors and the cabin boy were lost.
“The rough weather continues. Fresh disasters are anticipated.”
Who is this Captain Javel? Is he the brother of the one-armed man?
If the poor man tossed about in the waves and dead, perhaps, beneath his wrecked boat, is the one I am thinking of, he took part, just eighteen years ago, in another tragedy, terrible and simple as are all these fearful tragedies of the sea.
Javel, senior, was then master of a trawling smack.
The trawling smack is the ideal fishing boat. So solidly built that it fears no weather, with a round bottom, tossed about unceasingly on the waves like a cork, always on top, always thrashed by the harsh salt winds of the English Channel, it ploughs the sea unweariedly with bellying sail, dragging along at its side a huge trawling net, which scours the depths of the ocean, and detaches and gathers in all the animals asleep in the rocks, the flat fish glued to the sand, the heavy crabs with their curved claws, and the lobsters with their pointed mustaches.
When the breeze is fresh and the sea choppy, the boat starts in to trawl. The net is fastened all along a big log of wood clamped with iron and is let down by two ropes on pulleys at either end of the boat. And the boat, driven by the wind and the tide, draws along this apparatus which ransacks and plunders the depths of the sea.
Javel had on board his younger brother, four sailors and a cabin boy. He had set sail from Boulogne on a beautiful day to go trawling.
But presently a wind sprang up, and a hurricane obliged the smack to run to shore. She gained the English coast, but the high sea broke against the rocks and dashed on the beach, making it impossible to go into port, filling all the harbor entrances with foam and noise and danger.
The smack started off again, riding on the waves, tossed, shaken, dripping, buffeted by masses of water, but game in spite of everything; accustomed to this boisterous weather, which sometimes kept it roving between the two neighboring countries without its being able to make port in either.
At length the hurricane calmed down just as they were in the open, and although the sea was still high the captain gave orders to cast the net.
So it was lifted overboard, and two men in the bows and two in the stern began to unwind the ropes that held it. It suddenly touched bottom, but a big wave made the boat heel, and Javel, junior, who was in the bows directing the lowering of the net, staggered, and his arm was caught in the rope which the shock had slipped from the pulley for an instant. He made a desperate effort to raise the rope with the other hand, but the net was down and the taut rope did not give.
The man cried out in agony. They all ran to his aid. His brother left the rudder. They all seized the rope, trying to free the arm it was bruising. But in vain. “We must cut it,” said a sailor, and he took from his pocket a big knife, which, with two strokes, could save young Javel’s arm.
But if the rope were cut the trawling net would be lost, and this net was worth money, a great deal of money, fifteen hundred francs. And it belonged to Javel, senior, who was tenacious of his property.
“No, do not cut, wait, I will luff,” he cried, in great distress. And he ran to the helm and turned the rudder. But the boat scarcely obeyed it, being impeded by the net which kept it from going forward, and prevented also by the force of the tide and the wind.
Javel, junior, had sunk on his knees, his teeth clenched, his eyes haggard. He did not utter a word. His brother came back to him, in dread of the sailor’s knife.
“Wait, wait,” he said. “We will let down the anchor.”
They cast anchor, and then began to turn the capstan to loosen the moorings of the net. They loosened them at length and disengaged the imprisoned arm, in its bloody woolen sleeve.
Young Javel seemed like an idiot. They took off his jersey and saw a horrible sight, a mass of flesh from which the blood spurted as if from a pump. Then the young man looked at his arm and murmured: “Foutu” (done for).
Then, as the blood was making a pool on the deck of the boat, one of the sailors cried: “He will bleed to death, we must bind the vein.”
So they took a cord, a thick, brown, tarry cord, and twisting it around the arm above the wound, tightened it with all their might. The blood ceased to spurt by slow degrees, and, presently, stopped altogether.
Young Javel rose, his arm hanging at his side. He took hold of it with the other hand, raised it, turned it over, shook it. It was all mashed, the bones broken, the muscles alone holding it together. He looked at it sadly, reflectively. Then he sat down on a folded sail and his comrades advised him to keep wetting the arm constantly to prevent it from mortifying.
They placed a pail of water beside him, and every few minutes he dipped a glass into it and bathed the frightful wound, letting the clear water trickle on to it.
“You would be better in the cabin,” said his brother. He went down, but came up again in an hour, not caring to be alone. And, besides, he preferred the fresh air. He sat down again on his sail and began to bathe his arm.
They made a good haul. The broad fish with their white bellies lay beside him, quivering in the throes of death; he looked at them as he continued to bathe his crushed flesh.
As they were about to return to Boulogne the wind sprang up anew, and the little boat resumed its mad course, bounding and tumbling about, shaking up the poor wounded man.
Night came on. The sea ran high until dawn. As the sun rose the English coast was again visible, but, as the weather had abated a little, they turned back towards the French coast, tacking as they went.
Towards evening Javel, junior, called his comrades and showed them some black spots, all the horrible tokens of mortification in the portion of the arm below the broken bones.
The sailors examined it, giving their opinion.
“That might be the ‘Black,'” thought one.
“He should put salt water on it,” said another.
They brought some salt water and poured it on the wound. The injured man became livid, ground his teeth and writhed a little, but did not exclaim.
Then, as soon as the smarting had abated, he said to his brother:
“Give me your knife.”
The brother handed it to him.
“Hold my arm up, quite straight, and pull it.”
They did as he asked them.
Then he began to cut off his arm. He cut gently, carefully, severing al the tendons with this blade that was sharp as a razor. And, presently, there was only a stump left. He gave a deep sigh and said:
“It had to be done. It was done for.”
He seemed relieved and breathed loud. He then began again to pour water on the stump of arm that remained.
The sea was still rough and they could not make the shore.
When the day broke, Javel, junior, took the severed portion of his arm and examined it for a long time. Gangrene had set in. His comrades also examined it and handed it from one to the other, feeling it, turning it over, and sniffing at it.
“You must throw that into the sea at once,” said his brother.
But Javel, junior, got angry.
“Oh, no! Oh, no! I don’t want to. It belongs to me, does it not, as it is my arm?”
And he took and placed it between his feet.
“It will putrefy, just the same,” said the older brother. Then an idea came to the injured man. In order to preserve the fish when the boat was long at sea, they packed it in salt, in barrels. He asked:
“Why can I not put it in pickle?”
“Why, that’s a fact,” exclaimed the others.
Then they emptied one of the barrels, which was full from the haul of the last few days; and right at the bottom of the barrel they laid the detached arm. They covered it with salt, and then put back the fish one by one.
One of the sailors said by way of joke:
“I hope we do not sell it at auction.”
And everyone laughed, except the two Javels.
The wind was still boisterous. They tacked within sight of Boulogne until the following morning at ten o’clock. Young Javel continued to bathe his wound. From time to time he rose and walked from one end to the other of the boat.
His brother, who was at the tiller, followed him with glances, and shook his head.
At last they ran into harbor.
The doctor examined the wound and pronounced it to be in good condition. He dressed it properly and ordered the patient to rest. But Javel would not go to bed until he got back his severed arm, and he returned at once to the dock to look for the barrel which he had marked with a cross.
It was emptied before him and he seized the arm, which was well preserved in the pickle, had shrunk and was freshened. He wrapped it up in a towel he had brought for the purpose and took it home.
His wife and children looked for a long time at this fragment of their father, feeling the fingers, and removing the grains of salt that were under the nails. Then they sent for a carpenter to make a little coffin.
The next day the entire crew of the trawling smack followed the funeral of the detached arm. The two brothers, side by side, led the procession; the parish beadle carried the corpse under his arm.
Javel, junior, gave up the sea. He obtained a small position on the dock, and when he subsequently talked about his accident, he would say confidentially to his auditors:
“If my brother had been willing to cut away the net, I should still have my arm, that is sure. But he was thinking only of his property.”