Vết chân dã tràng – Traces of Sand Crabs
TRỊNH CÔNG SƠN
VẾT CHÂN DÃ TRÀNG
Tác giả: Ban Mai
LNXB VĂN MỚI
MỤC LỤC
Lời mở đầu của tác giả
I. Quá trình nghiên cứu
II. Trịnh Công Sơn tiếng hát dã tràng
III. Vết chân dã tràng ngàn năm in dấu
IV. Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam
V. Trịnh Công Sơn người tình của cuộc sống
VI. Trịnh Công Sơn người ca thơ
VII. Thay lời kết luận
Tài liệu tham khảo
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Về thư mục bài hát
Công chúng thường phỏng đoán Trịnh Công Sơn đã sáng tác hơn 400 ca khúc, có người đã tăng số ấy lên 600, 800 bài, thậm chí có người tăng đến 1000 bài, nhưng không ai đưa ra chứng cớ cụ thể, không biết dựa vào tài liệu nào để phỏng lượng như vậy. Chính Trịnh Công Sơn, lúc sinh thời, cũng không biết mình đã viết bao nhiêu ca khúc vì thời chiến tranh sống cuộc đời trốn tránh, lang bạt ông không có điều kiện giữ gìn, những sáng tác ấy thất lạc khắp nơi.
Năm 1991, cô Yoshii Michiko, một sinh viên người Nhật làm luận văn cao học về nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, đã sưu tầm được 196 bài hát, trên cơ sở tài liệu do chính Trịnh Công Sơn cung cấp dựa vào trí nhớ tác giả hoặc của các ca sĩ. [64]
10 năm sau, khi Trịnh Công Sơn qua đời năm 2001, những bạn bè của ông ở trong nước và ngoài nước cố công sưu tầm những bài hát của ông qua nhiều nguồn. Hiện nay trên mạng Hội Văn hóa Trịnh Công Sơn, trong thư mục Bài hát, TSKH. Phạm Văn Đỉnh đã kỳ công sưu tầm được 288 bài, có chú thích năm tháng cẩn thận. Có lẽ đó là thư mục bài hát tìm được nhiều nhất tính cho đến thời điểm hiện nay.
Khi sưu tầm ca từ Trịnh Công Sơn để nghiên cứu, bước đầu chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua thời gian dài sưu tầm công phu, cẩn trọng với những cứ liệu có được, chúng tôi nhận định Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng trên 300 bài hát. TSKH. Phạm Văn Đỉnh cũng đồng ý như vậy.
2. Về những bài nghiên cứu hiện tượng Trịnh Công Sơn
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn, ngay từ khi mới ra đời và xuất hiện trước công chúng đã gây được tiếng vang và nhanh chóng trở thành hiện tượng. Từ đó đã có những bài viết về nhạc của ông. Chúng tôi tạm phân ra hai thời kỳ: Thời kỳ ông còn sống và sau khi ông mất.
Thời kỳ Trịnh Công Sơn còn sống: Qua tư liệu chúng tôi sưu tầm được, trước năm 1975 có vài tờ báo viết về hiện tượng nhạc Trịnh Công Sơn với những nhận định chung chung về thiên tài âm nhạc của Trịnh. Như các bài: Phong trào da vàng ca của Lê Trương, Trịnh Công Sơn của hoạ sĩ Tạ Tỵ, Huyền thoại về con người của Tô Thùy Yên. Trong các bài viết đó, nhận định của Tạ Tỵ rất đáng chú ý. Ông cho rằng: “Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, không nhạc sĩ nào có thể tạo cho mình, cho thế hệ mình, những cơn lốc nghệ thuật làm lay động đến chiều sâu tâm thức con người ở trong và ngoài kích thước quốc gia như Trịnh Công Sơn. Trong vòng 4-5 năm trở lại đây, tiếng Nhạc Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly đã đi hẳn vào đời sống tâm linh của những người trẻ tuổi bằng niềm đau xót và phẫn nộ xen kẽ trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi vì tình hình quân sự và chính trị”.[45] Nhìn chung, các bài viết trên chỉ cho ta cái nhìn toàn cảnh về âm nhạc Trịnh Công Sơn trong bối cảnh xã hội chiến tranh loạn lạc lúc bấy giờ, không có bài viết nào nghiên cứu sâu về ca từ Trịnh Công Sơn.
Đến năm 1991, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn sống, có một luận văn cao học viết về nhạc của ông, do cô Yoshii Michiko người Nhật nghiên cứu với đề tài Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, viết bằng tiếng Pháp, đánh máy chữ rất thoáng, mỗi trang chứa khoảng 20 hàng, có lẽ với máy đánh chữ Olympia của Nhật, cho phép gõ phím với dấu tiếng Việt. Gồm tất cả 135 trang, kể cả trang tựa và phần phụ lục. Đã được bảo vệ tháng 9/1991 tại Đại học Paris 7. Bản dịch tiếng Việt tôi hiện có, đánh máy vi tính khoảng 60 trang (phần bài viết). Luận văn này giới thiệu những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, nhằm chứng minh đó là những kiệt tác về âm nhạc, từ đó giúp người nghe nhạc hiểu tốt hơn về những bài hát phản chiến của ông.[64]
Tóm lại, trong khoảng thời gian Trịnh Công Sơn còn sống, việc nghiên cứu ca từ của Trịnh Công Sơn rất hạn chế, do nhiều nguyên nhân: trước năm 1975 do chiến tranh loạn lạc, sau năm 1975 trong quan điểm chính thống có nhiều luồng tư tưởng còn cực đoan, phiến diện. Đây đó, trên những tờ báo trong nước và nước ngoài chỉ giới thiệu về hiện tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong âm nhạc và trong cuộc đời, chưa đi sâu khai thác những đóng góp của ông về nghệ thuật ca từ.
Sau khi Trịnh Công Sơn qua đời ngày 01/04/2001, người ta mới nghiên cứu nhiều về cuộc đời và những sáng tác của ông.
(English Version)
Traces of Sand Crabs
TABLE OF CONTENTS
Author’s preface
I. Research process
II. Trinh Cong Son: The song of the sand crabs
III. Traces of sand crabs of thousands of years imprinted.
IV. Trinh Cong Son and the Vietnam War.
V. Trinh Cong Son: Lover of life
VI. Trinh Cong Son: The poet
VII. Instead of conclusion
References
RESEARCH PROCESS
1. About song folder
The public often speculates that Trinh Cong Son composed over 400 songs, some people increase this number to 600, 800 songs. Others even go up to 1000 songs, but nobody gave specific evidence in which document to estimate such a quantity.
Trinh Cong Son himself, during his existence, had no idea how many songs he wrote by reason of the fact that during the war he lived a life of concealment, wandering without conditions to keep; those compositions were lost all over. In 1991, Ms. Yoshii Michiko, a Japanese international student worked on a master’s dissertation on music against the war by Trinh Cong Son, composed 196 songs, based on material provided by his memory or by singers. (64)
Ten years later, when Trinh Cong Son passed away in 2001, friends in domestic and abroad tried to gather his songs through numerous sources.
Presently, on the website of Trinh Cong Son Cultural Association, in the Songs section, Dr. Pham Van Dinh was able to collect 288 songs, thoroughly highlighted. It is probably the most sought-after directory of songs.
When we gathered the songs of Trinh Cong Son for research, initially we also encountered many difficulties. However, after a long period of time of meticulously and thoroughly collecting available materials, we believe that Trinh Cong Son has composed more than 300 songs. Dr. Pham Van Dinh agrees as well.
2. About the research articles on Trinh Cong Son phenomenon
The music of Trinh Cong Son since its birth and its public appearance has resonated and swiftly became a phenomenon. Ever since there have been articles on his music. We temporarily divided it into two phases: the period of his life and after his death.
The period during which Trinh Cong Son remained alive: through the documentation we collected, prior to 1975, there were a number of newspapers that wrote about the musical phenomenon of Trinh Cong Son with general comments on the musical genius of Trinh.
.
Examples of articles: The Yellow Skin Movement by Le Truong, Trinh Cong Son by painter Ta Ty, and The Legend of Man by To Thuy Yen. In these articles, Ta Ty’s opinion is absolutely remarkable. He said: “In the history of Vietnamese music, there has never been a musician who established for himself and his generation the aesthetic whirlwinds that affected the depth of people’s consciousness within and beyond national stature as Trinh Cong Son. Over the past 4-5 years, the music of Trinh Cong Son through Khanh Ly’s voice has entered completely into the spiritual life of the young with sorrow and resentment at the unfavorable military and political circumstances.”
In general, the above articles only give us a glimpse of the music of Trinh Cong Son in the context of the war zone society of the time. Not a single article has thoroughly studied the words of Trinh Cong Son.
In 1991, while musician Trinh Cong Son was still alive, a master’s thesis was drafted regarding his music. That is the study of a Japanese woman, Yoshii Michiko, “Anti-war songs of Trinh Cong Son”. It is written in French, each page consists of approximately 20 lines. It can be used by the Japanese typewriter Olympia which makes it possible to type Vietnamese accents. It consists of 135 pages, including titles and appendices. It was safeguarded in September 1991 at the University of Paris 7. At the moment I have a Vietnamese translation of about 60 pages (article sections). This thesis presents anti-war songs which are musical masterpieces by Trinh Cong Son and helps listeners better understand his anti-war songs.(64)
In summary, during Trinh Cong Son’s life, the study of Trinh Cong Son’s lyrics was very limited for many reasons. Before 1975 due to the war; After 1975, in the orthodox view, there were still many extremist and one-sided ideas. Here and there, the national and foreign press reported only Trinh Cong Son’s phenomenon in music and in life. His contributions to the art of lyrics have not been explored in depth. After Trinh Cong Son passed away on April 1, 2001, a large number of research works on his life and compositions were carried out.