Thư tình gửi một người – The Love Letter (98)

Thư tình gửi một người (98)

Sài Gòn, 11.10.1991

Dao Ánh thân mến,

Anh nhận được thư Ánh, Trúc Giang mang về. Những thư gửi poste của Ánh anh không nhận được, chẳng hiểu vì sao. Hay Ánh viết xong để quên đâu đó không mang đi gửi mà vẫn cứ in trí là đã gửi rồi. Những trous de mémoire(116) như thế anh cũng vẫn thường có.

Năm nay anh được mời đi Pháp bao nhiêu lần mà không được cấp visa de sortie(117). Mỗi lần có trục trặc gì đó về chính trị thì văn nghệ sĩ bị thiệt thòi nhất. Anh đã nộp đơn xin đi thăm mấy em ở Canada nhưng chưa có tin tức vì phải được ký duyệt tại Hà Nội (Trung ương). Nếu sang đấy vào mùa thu đông này anh sẽ phone cho Ánh biết để tìm cách sang chơi và gặp nhau.

Ở đây bọn anh sống nhàn nhã lắm. Buổi sáng anh đến cơ quan là Hội Âm nhạc, ngồi uống cà phê hay trà với bạn bè rồi chiều thì ở nhà làm việc riêng hoặc đọc sách. Giờ nhàn rỗi thì viết một vài bài cho báo, hoặc vẽ, hoặc làm bìa sách, hoặc viết nhạc. Thỉnh thoảng tiếp một vài đoàn báo chí hoặc TV của nước ngoài.

Ánh có liên lạc được với Đinh Cường ở Virginia không? Vừa rồi anh Cường mới triển lãm ở Canada, nghe Thuý điện về bảo là thành công lắm. Tuần nào các em anh ở Canada cũng gọi điện thẳng về nhà hỏi thăm nên anh có cảm giác là tất cả vẫn còn ở loanh quanh đâu đây. Thỉnh thoảng cũng có bạn bè gọi thăm từ Mỹ, Pháp, Canada. Qua điện thoại thấy thế giới như nhỏ lại và sự cách biệt gần như không còn nữa.

Sài Gòn dạo này thay đổi nhiều, nhất là về việc xây dựng nhà cửa. Có những con đường ở các quận trung tâm chỉ cần một vài tháng không đi qua khi tình cờ trở lại đã không thể nhận ra đâu là căn nhà quen cũ của mình. Người ta xây cất nhà hoặc sửa mới lại để cho thuê hoặc làm mini hotel. Quán xá cũng mọc lên ào ạt.

Gần như chiều nào bạn bè cũng họp tại nhà anh để nhậu lai rai. Cũng không còn bao nhiêu người. Và một, hai người này chắc Ánh cũng chưa quen. Ở Huế thì chỉ còn một mình anh Bửu Ý là bạn cũ ngày xưa còn bám trụ vì lười di chuyển.

Với anh và một vài người bạn, không còn nơi nào dễ sống hơn ở đây nữa. Đã quen với từng centimet của đời sống này và có một bầu không khí riêng để thở và có đủ niềm vui nho nhỏ từng ngày mà không cần mơ ước gì thêm. Thảng hoặc nếu được đi đây đi đó một chút thì cũng chỉ để thay đổi cái nhìn, để thăm viếng bạn bè cũ ngoài ra chẳng phải vì khao khát hoặc ước muốn gì cả.

Cách đây ít lâu có nghe ai đó nói rằng Ánh dự định về thăm nhà trong năm nay. Anh thấy vui vui vì nghĩ rằng Ánh về sẽ có dịp bắt gặp lại đâu đó một vài hình ảnh cũ, một vài điều tưởng đã quên đi ngờ đâu vẫn còn đó. Cũng vì cứ sống mãi với những điều lặt vặt, nhỏ nhắn như thế mà rốt cùng rồi chẳng muốn đi đâu.

Mưa lúc 18g15

Ánh ơi,

Những ngày tháng bây giờ hình như không thuộc về anh nữa. Có nhiều lúc ngồi nghĩ lại anh thấy mình đã đánh mất quá nhiều dịp tốt để thực hiện một vài giấc mơ của mình. Chúng mình nói chung đã bỏ lỡ, đã đánh mất nhiều những giấc mộng mà bây giờ nghĩ lại có khi cũng cảm thấy đôi chút ngậm ngùi.

Đang mưa ngoài trời, mưa nặng, nhiều và có sấm sét. Anh đang ngồi uống rượu sake với người bạn ở Nhật về, cùng Tôn Thất Văn (hoạ sĩ), Lữ Quỳnh ở vườn treo nhà anh.

Cuối cùng cũng chẳng có gì quan trọng, chỉ tiếc là không bao giờ nói được hết những gì mình nghĩ với người mình yêu thương và đời sống đã mang đi hết những câu kinh tỉnh bạch mà không phải lúc nào, giờ nào, thời nào cũng thổ lộ cùng nhau được.

Có một thời rất ngu si, mê muội. Có một thời rực rỡ trí tuệ tinh anh. Đã nhìn vầ thấy hết cuộc đời nhưng khi giác ngộ thì không còn cơ hội để lặp lại những ngôn ngữ chân thực, tinh tuyền của mình nữa. Anh không nuối tiếc cuộc đời mà chỉ vì yêu thương nó mà phải nói lại những lời đáng ra phải lãng quên.

Anh sẽ viết thư cho Ánh khi nhận được thư và cho đến bây giờ thú thực, anh chưa quên cái nhìn quay lại ở Paris ở bouche metro rue Monge quận 5 Paris một ngày tháng 6/1989.

Anh chúc Ánh bình an và dĩ nhiên chưa bao giờ không nhớ Ánh.

Thân ái,

Trịnh Công Sơn

Ánh nhơ ghi lại địa chỉ mới nhất.


(116) Lỗ hổng ký ức, trí nhớ

(117) Visa xuất cảnh

(English Version)

The Love Letter (98)

Author: Trịnh Công Sơn
Translation: Đặng Hoàng Lan

Saigon, 11.10.1991

Your letter from Truc Giang came to me. I have no idea why I didn’t receive your postcard. Or when you’re done writing, you leave it someplace, but you still think you sent it. I often have such a blackout.

I have been invited to France on several occasions this year, but I have not received an exit visa. Whenever there is a political problem, authors and artists suffer the most.

I have applied to go to Canada to visit my sisters, but there is no answer yet. It is required to be signed and approved in Hanoi (Centre). If I go there this fall and winter, I’ll get in touch with you.

In this place, we live very quietly. Every morning I go to the Music Society for coffee or tea with friends. After that, in the afternoon, I stay home to work alone or read a book. In my spare time, I write a couple of articles for the newspaper, draw, do a book cover, or write music. Sometimes I get a couple of delegations from foreign media or television.

Have you had any contact with Dinh Cuong from Virginia? Cuong just got an exhibit in Canada. Thuy told me how successful this was. My siblings call me from Canada every week, so it seems like they’re somewhere. In some cases, my friends also call from the United States, France and Canada. Over the phone, the world seems smaller and the difference barely exists anymore.

Saigon has changed a great deal by building homes today. Barely a few months without going through the streets of the central neighborhoods, one cannot recognize the old familiar houses. People build houses or renovate them so they can rent them or make mini-hotels. Restaurants are also on the rise.

Almost during the afternoon, my friends met at my place for a drink. There aren’t a lot of people here and there are people who don’t know you. Except for Buu Y, my old friend is still in Hue because he’s too lazy to move.

Some of my friends and I have nowhere else to live. We are used to this life and have our own atmosphere to breathe and quite a bit of pleasure every day without many dreams. At times, I go here and there to change my mind and visit old friends without any desire.

Some time ago, I heard you were coming home this year, and I’m really happy about that. When you come back, you will have the opportunity to see old images which seem to have been forgotten but which still exist. I’m used to living with things so insignificant and so small, at the end I don’t want to go anywhere.

It rained at around 18:15 in the evening.

These days no longer appear to belong to me. There are many times I realize that I have missed too many great opportunities to achieve some of my dreams. We have lost many of our dreams and it is sometimes heartrending to think back on them.

It pours hard with a lot of thunder. I’m drinking with my Japanese friend, artist Ton That Van, and Lu Quynh in the hanging garden of my house.

At the end, not everything matters, but unfortunately I can never say what I think of the one I love. Life has taken away every thought-provoking prayer that cannot always be confessed at all times.

I used to be such a fool. At one point, I was very brilliant. I’ve seen my whole life, but when I was enlightened, I didn’t get a chance to repeat my language outright. I am not sorry about this life, but it is only because I love it so much that I say the words that I should have forgotten.

I’ll be in touch as soon as I get your letter. So far, to be honest, I have still not forgotten when you looked at me at the Monge subway station, 5th arrondissement of Paris in June 1989.

Wishing you peace. I always miss you.

Dear

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: