Thư tình gửi một người – The Love Letter (70)
Thư tình gửi một người (70)
25/5/1966
Đêm hôm qua phải dừng lại đó vì đạn bỗng nổ rào, chắc lại dăm bảy người chết mới. Mọi người phải nằm sát xuống nền xi măng.
Anh vừa thức dậy, chỉ mới 6g thôi. Trời sáng đục vì mây xám.
Lệnh giới nghiêm đã nới bớt. Mọi người đã có thể tới lui trong từng khu vực nhỏ.
Không hiểu tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu. Anh có cảm tưởng mình đang mang bản án giam cầm dài hạn.
Ngày sinh nhật của Ánh qua rồi đó. Những bó hồng anh mang từ Đà Lạt về đã khô đen trong bẹ chuối gấp đôi. Những hoa hồng màu đỏ, vàng, trắng, brigitte.
Buổi sáng anh ra quán nhỏ ngồi uống cà phê và nhai một chút mì cứng.
Quán còn lại đó dấu vết của những viên đạn xuyên qua.
Anh vẫn ngồi đây nhìn hai hàng cây bàng thưa lá. Phượng thì vẫn đỏ vô tình. Anh thèm mùa hạ ở Huế thấy tâm hồn được nghỉ ngơi. Mùa hạ của áo lụa đã làm anh khao khát muốn nhìn lại. Cứ sợ rồi mùa hạ trôi đi trong không khí đấu tranh này. Chẳng còn gì buồn bã hơn.
Máy bay vẫn chưa có chuyến về Huế. Cả xe đò. Ngồi đây chờ bằng một kiên nhẫn rã mục. Đốt thuốc từng phút từng giờ và lắng nghe mình đọng vũng lại như rác rến giạt cứng về một hóc sông. Làm sao nói gì được nữa.
Thôi Ánh đừng buồn vì một ngày sinh nhật không huy hoàng rực rỡ. Anh nghĩ rằng mình sẽ mừng một sinh nhật muộn màng cho những ngày sắp tới. Ở đây người ta đang ngồi nhắc ở mỗi góc đường, góc phố, góc quán khởi – điểm – sinh – nhật của những người mới bỏ đi. Lần đến lần đi nào cũng đáng nhớ.
Anh còn thêm một lo ngại khác về những cartes – faire – part(92) đám cưới của Cường. Như thế là coi như không thể mang về kịp. Gần 400 cái đang nằm yên trong valise ở Air VN. Chẳng hiểu Cường có trách móc gì anh không. Có thể Cường sẽ làm đám cưới đúng ngày và những thiếp báo hỉ sẽ gửi đi sau như một nhắc nhở cùng bạn bè bà con về một khởi – điểm – sinh – nhật khác cho cuộc sống chung đó. Anh nghĩ rằng đây là một sinh nhật nhập cuộc duy nhất, trong đó mọi người đã có quyền chọn lựa. Trong đời sống bình thường này, con người đôi lúc cũng đã mất quyền năng đó. Và như thế để chỉ ân hận thêm.
Bây giờ anh đang nhớ vô cùng con đường chạy dài giữa hai hàng cây muối lá xanh nhỏ đó, cả một con đường ven bờ sông mà anh đoán bây giờ phượng đã nở đỏ. Trở về nhà được lúc này phải xem như một ân sủng. Anh không còn lời nguyện cầu nào khác trong lúc này.
Buổi trưa anh về ngủ lại trên căn gác gỗ nhỏ của một tên quen. Tên này cũng là hoạ sĩ về gouache(93) còn trẻ. Vẽ thường thôi. Bây giờ hắn đã đi làm. Anh thức dậy ngồi nhìn một căn nhà xây dở bên ngoài cửa sổ. Anh bỗng thấy lạ lùng về sự có mặt của mình nơi đây. Tất cả đều xảy ra ngoài dự đoán của mình. Thành phố này bình thường anh cũng đã xem như một nơi tạp nhạp đáng ghét. Đóng khung nó vào không khí tàn sát giới nghiêm này nữa thì thật đúng là một hoả ngục.
Anh bỗng thèm ra đứng nhìn xuống giòng sông của mình ở đó.
Sống trong khung cảnh này đời sống con người đã thu hẹp lại một cách khốn nạn trong những bữa ăn, giấc ngủ. Hết ăn lại ngủ, hết ngủ lại chờ ăn. Trí óc ở vào một giai đoạn nghèo nàn túng bấn.
Quê hương lắc lư trong một sợi thừng căng qua hai bờ vực thẳm. Không thấy được một cái gì rõ ràng để từ đó mình lần đi. Điều ít mù mờ nhất là cái vẻ mặt bên ngoài tranh giành, cướp bóc, quyền lợi. Anh thấy nản lòng vô cùng. Và nản lòng hơn khi thấy mình chưa đủ hào hứng để nhập cuộc. Một nhập cuộc đầy sáng suốt với quyền chọn lựa của mình. Cho nên anh vẫn còn ngồi, !vẫn còn nhìn, vẫn còn xa lạ, vẫn lì lợm làm nhân chứng bên lề. Phải cần có một cái gì đó khác hơn, đúng thực chất, vô tư nhưng quyến rũ để lôi cuốn mình đi như một giòng nước trong.
Không hiểu anh có về được trước cuối tháng 5 này không.
Ngồi ở căn gác nóng nên anh mặc áo quần ra ngồi ở đây, một góc vườn trong Ty chiêu hồi và thông tin. Mọi công chức đã được yêu cầu đi làm việc lại dù chẳng có gì để làm trong lúc này. Dân tộc mình vốn là một dân tộc rất hình thức, thế thôi.
Anh vẫn còn nhìn thấy khoảng phượng đỏ trước mặt và những con chim sâu chuyền trên những nhánh bàng.
Không hiểu bây giờ Huế ra sao. Biểu tình, chống đối, võ trang và gì nữa. Anh đoán thấy những ngày sắp đến sẽ tàn khốc hơn nữa.
Đã khá lâu anh không hề nhận được tin tức nào của đám bạn anh. Những Tường, Cường ở đó.
Cũng đã là đêm. Đêm thứ bảy kể từ ngày bỏ lại nơi này. Một tuần qua đi với bom đạn với giới nghiêm. Không thấy một hy vọng nào chớm lên để tin rằng mình có thể về được đó.
Sự ngột ngạt đã nghẽn cả từng thế ngồi thế đứng thế nằm. Chưa bao giờ thấy ngày tháng nhạt nhẽo hơn.
(English Version)
The Love Letter (70)
Author: Trịnh Công Sơn
Translation: Đặng Hoàng Lan
25/5/1966
Last night, I had to stop here because the bullets all of a sudden exploded, and perhaps a couple of people died. All must lie down close to the cement floor.
I just woke up at six o’clock in the morning. The sky was grayish and cloudy.
The curfew has been shortened. People can go for walks in small areas.
I have no idea how long this situation will last. It makes me feel like I’m on a long term detention.
Your birthday has passed. The bunches of red, yellow, and white roses that I brought back from Dalat were dried in a banana sheath.
This morning I have coffee and noodles in a small restaurant.
We still have traces of bullets running through the store.
I’m still sitting and looking at the two rows of almond trees with their sparse leaves. The flowers on the phoenix bloom red. I’m looking forward to summer in Hue to get some rest. Summer’s silk dress makes me want to look back. I’m afraid summer will pass through this wrestling atmosphere. There’s nothing sadder than that.
There is no plane to Hue, nor any bus. I sit here waiting with boundless patience. I have lit cigarettes by the minute and listen to myself as rubbish stagnating in a corner of the river. How am I supposed to say something else?
Don’t feel bad about a gloomy birthday. We’ll have a late celebration in the next coming days. Here, around the corner and in the shops, people often talk about the birthdays of those who have just left. Every time it comes or goes, it’s memorable.
Another concern I have is with respect to Cuong’s wedding invitations. The invitation cards cannot be sent in a timely manner. I’m not sure if Cuong blames me for that when 400 wedding invitations are still in the suitcase at the airport. Perhaps Cuong will hold the wedding party by the hour and the wedding cards will be sent out later. It will remind his friends of the starting point for married life. I think this is the only birthday party where each one of us has our own choice. Sometimes we lose that power in normal life and we just feel sorry for ourselves.
Now, I miss the long trail that runs through green trees and small salty leaves. I can envisage the rows of phoenix blossoming in red on a river ride. It’s a blessing to return home now. I can’t think of another prayer right now.
In the afternoon, I fell asleep again in an acquaintance’s small wooden attic.
He’s a young, pastel painter as well. There’s nothing unusual about his drawings. He’s on his way to work. I woke up and watched as the house was half-built outside the window. I felt weird about being here all of a sudden. Everything happened beyond what I expected. This city is often considered hateful trash. When controlled during curfew, it becomes hell.
I couldn’t wait to see my river there.
Living with this condition, our lives were miserably restricted eating and sleeping. One finishes eating, then one sleeps and when one finishes sleeping, one waits for the next meal. The mind is in a period of barrenness.
Our country is going through both abysses with rope. I see nothing that would allow me to proceed. Most evident is exposure to competition, robbery, and interest. I feel extremely disheartened and even more frustrated when I am not excited enough to be an insider. It must have been a wise integration with my own choice, so I’m sitting here, always searching, always an outsider, always stubborn as a bystander. It requires something different, more substantial, carefree, but charming to draw me like a clear flow.
I wonder if it would be possible for me to return before the end of May.
It’s so hot to sit in the attic, I dressed up and moved to a garden corner of the recuperating and information office. All civil servants have been asked to return to work even if nothing can be done at the moment. Our people are keen on showing off.
I can still see the red phoenix across from me and the worms flying through the branches.
I have no idea what Hue’s like now. Do we have a demonstration, protest, armed forces, and what else? I think the next few days will be more violent than ever.
It’s been a while since I’ve heard from my friends, Tuong and Cuong.
It’s nighttime. Tonight is the seventh night following my departure. I spent the whole week on bombs and curfew. There’s no hope to believe I can go back.
Suffocation stands everywhere here. This is as dull a day as I’ve ever seen.