The Alchemist (Chapter 5)
Nhà Giả Kim
Paulo Coelho
19
Lại thêm hai tháng nữa trôi qua và cái kệ đã đem lại cho tiệm pha lê thêm nhiều khách. Chàng trai tính rằng sáu tháng sau cậu sẽ về lại Tây Ban Nha và sẽ mua lại sáu chục con cừu và không chừng thêm sáu chục con nữa ấy chứ. Chưa đầy một năm sau đàn cừu của cậu sẽ tăng gấp đôi và cậu sẽ có thể buôn bán được với người Arập vì bây giờ cậu hiểu được thứ ngôn ngữ lạ lùng này rồi. Từ cái buổi sáng đầu tiên trên bãi chợ không người đến nay cậu không đụng tới hai viên đá Urim và Thummim nữa, vì đối với cậu Ai Cập chỉ còn là giấc mộng, xa xôi như thể Mekka đối với chủ tiệm pha lê. Giờ thì cậu thích việc mình làm và luôn nghĩ đến lúc sẽ đặt chân lên Tarifa như một kẻ chiến thắng.
“Hãy luôn nhớ đến điều cậu muốn đạt được”, ông vua già đã từng bảo thế. Bây giờ thì cậu hiểu và cố công thực hiện. Có thể kho tàng của cậu chính là đến được xứ lạ này, gặp phải một tay bợm và rồi tậu được bầy cừu nhiều gấp đôi mà chẳng phải trả tí gì hết. Cậu thấy tự hào. Chả gì cậu cũng đã học được nhiều điều quan trọng, chẳng hạn biết bán hàng pha lê, dùng ngôn ngữ không lời nói và hiểu dấu hiệu.
Một buổi xế trưa nọ cậu gặp một người trên triền núi, ông ta phàn nàn rằng sau cái dốc cao vòi vọi này chẳng tìm ra đâu một chỗ cho đàng hoàng có bán giải khát. Do đã hiểu được ngôn ngữ của dấu hiệu, cậu bèn tìm chủ tiệm, nói rằng: “Ta nên bán trà cho những người leo dốc lên đây.”
“Quanh đây đã có đủ nơi bán trà rồi”, chủ tiệm đáp.
“Ta có thể mời trà đựng trong ly pha lê. Trà sẽ ngon hơn và người ta sẽ mua luôn cả li, vì cái đẹp thường quyến rũ con người nhiều nhất”.
Chủ tiệm lặng im nhìn cậu một lúc. Ông không nói gì cả. Nhưng chiều tối hôm ấy, sau khi cầu nguyện xong và đóng cửa tiệm, ông ngồi xuống lề đường rồi bảo cậu cùng hút Nargileh – một loại ống điếu thuốc lào nước độc đáo người Arập thường hút – với ông.
“Cậu chủ tâm muốn gì chứ?” Chủ tiệm hỏi.
“Như đã nói, cháu muốn tậu lại bầy cừu, nên cháu cần tiền”. Chủ tiệm bỏ thêm than vào điếu rồi rít một hơi dài.
“Từ ba mươi năm nay ta làm chủ cửa tiệm này. Ta phân biệt giữa pha lê xấu và tốt; ta cũng biết rõ phải buôn bán cách nào. Nay nếu cậu bán trà trong li pha lê hàng họ sẽ phất đấy nhưng mà ta sẽ phải thay đổi nếp sống.”
“Như thế có gì là không hay?”
“Ta đã quen sống thế này rồi. Trước khi cậu đến ta vẫn còn nghĩ rằng mình đã bỏ phí quá nhiều ngày giờ ở đây, trong khi các bạn ta dọn đi nơi khác rồi hoặc họ làm ăn khấm khá, hoặc thất bát. Ta lấy thế làm buồn. Nhưng rồi nhận ra rằng mình nghĩ sai: tầm cỡ cửa tiệm này đúng như ta mong muốn. Ta không muốn sửa đổi gì nữa cả chỉ vì không biết sửa đổi thế nào. Ta đã quá quen sống thế này rồi.”
Vì chàng trai không biết trả lời sao nên ông nói tiếp: “Cậu đúng là phước lành Thượng đế ban cho ta. Ngay nay ta mới hiểu nếu cự tuyệt thì phước lành sẽ thành mối họa. Ta thật không còn mong ước gì cho đời mình nữa. Nhưng cậu lại ép ta nhìn thấy sự giàu sang phú quý và vô vàn chân trời mới lạ ta chưa hề biết. Bây giờ thấy những thứ ấy rồi và thấy cả khả năng vô hạn của ta nữa thì ta lại cảm thấy mình khốn khổ hơn vì biết rằng muốn thì sẽ được, thế mà ta lại không muốn”.
“May mà hồi đó mình không nói gì với anh chàng bán kem”, cậu thầm nghĩ.
Mặt trời bắt đầu lặn mà họ vẫn ngồi hút Nargileh thêm một chặp nữa. Họ trò chuyện tiếp và chàng trai hài lòng vì nói được tiếng Arập. Có một thời cậu đã nghĩ rằng lũ cừu có thể dạy được cho cậu biết mọi thứ trên đời, nhưng tiếng Arập thì chúng không dạy cậu được.
“Chắc chắn trên đời này còn nhiều thứ lũ cừu không dạy mình nổi”, cậu lặng thinh ngẫm nghĩ và quan sát người chủ tiệm. “Nói cho cùng thì chúng chỉ lo tìm cái ăn và nước uống. Có thể nói không phải chúng dạy mình mà chính là do mình học được”.
“MAKTUB”, chủ tiệm lên tiếng
“Nghĩa là gì?”
“Phải là người Arập mới hiểu được”, ông đáp. “Nhưng tạm dịch ra thế này: Trong kinh thánh Koran có viết…”
Rồi trong khi dập tắt than trong Nargileh ông bảo rằng từ nay cậu có thể bán trà trong li cà phê được đấy. Đôi khi không có cách gì ngăn được dòng đời.
20
Người nào leo hết dốc tới nơi đều mệt nhoài. Rồi họ thấy ở cửa hàng pha lê trên đó có bán trà bạc hà. Họ vào uống và trà được bưng ra trong những li mài rất đẹp.
“Thế mà bà vợ mình không nghĩ ra”, một người trầm ngâm rồi mua vài cái li, vì tối hôm ấy nhà ông có khách. Khách của ông ta nhất định sẽ trầm trồ những cái li đẹp này. Kẻ khác quả quyết rằng trà đựng trong li pha lê ngon hơn nhiều vì giữ được mùi thơm hơn. Người thứ ba cho rằng truyền thống của phương Đông là uống trà trong li pha lê mài vì chúng có những lực kì diệu. Chẳng bao lâu sau tin lan truyền đi và nhiều người cố công leo lên dốc tìm cho được một cửa tiệm xưa nay chuyên bán một loại hàng, giờ thêm một thứ mới. Nhiều tiệm khác cũng bắt chước bán trà trong li pha lê nhưng lại không nằm trên đỉnh dốc, thế là luôn luôn vắng khách. Ít lâu sau, ông chủ tiệm đã phải thuê thêm hai người nữa. Cùng với bình pha lê, ông nhập một khối lượng lớn trà cho các ông, các bà ngày ngày khao khát thưởng thức cái mới. Sáu tháng liền như thế trôi qua.
21
Chàng trai thức dậy trước cả lúc mặt trời mọc. Từ đó đến nay đã mười một tháng chín ngày, kể từ khi cậu đặt chân lên lục địa châu Phi lần đầu tiên. Khác trên người chiếc áo choàng bằng vải gai màu trắng cậu sắm để dành riêng cho ngày hôm nay rồi cậu trùm khăn lên đầu và dùng một cái vòng làm bằng da lạc đà chít khăn lại. Cậu xỏ chân vào đôi dép mới rồi đi xuống dưới, không gây tiếng động. Thành phố còn chìm trong giấc ngủ. Cậu lót dạ với một cái bánh mì mè và uống trà nóng trong li pha lê. Rồi cậu ra ngồi ở ngưỡng cửa, hút Nargileh một mình. Cậu cứ rít tràn, chẳng nghĩ ngợi gì, chỉ lắng nghe tiếng gió rì rào đem đến mùi thơm sa mạc. Rồi cậu thọc tay vào túi áo khoác lấy ra một gói nhỏ, ngắm nghía hồi lâu. Đó là một cuộn tiền, đủ để tậu một trăm hai mươi con cừu, mua vé tàu về nước và xin giấy môn bài buôn bán giữa quê hương cậu và cái đất nước mà cậu đang ngồi đây. Cậu kiên nhẫn chờ cho đến khi ông già chủ tiệm thức dậy, mở cửa hàng. Rồi hai người lại uống một tuần trà.
“Hôm nay cháu sẽ lên đường”, cậu mở lời. “Hiện cháu đã đủ vốn liếng để chuộc lại bầy cừu, còn ông cũng đủ tiền để hành hương đến Mekka.”
Ông già ngồi lặng thinh.
“Xin ông hãy ban phước lành cho cháu”, cậu nói. “Ông đã giúp cháu rất nhiều.”
Ông già lặng thinh khuấy trà. Cuối cùng ông quay sang cậu nói: “Ta rất hãnh diện vì cậu. Cậu đã đem đến cho cửa hàng của ta một sức truyền cảm mới. Nhưng cậu biết rõ rằng ta sẽ không đi Mekka. Cũng như cậu tự biết rằng mình sẽ không mua cừu.”
“Ai bảo thế?” Cậu hốt hoảng hỏi.
“Maktub”. Người chủ tiệm pha lê chỉ đáp có thế. Rồi ông ban phước lành cho cậu.
22
Chàng trai lên phòng, thu vén tất cả những gì mình có. Được ba túi đầy. Vừa dợm đi cậu chợt thấy ở góc phòng chiếc bị đeo vai cũ thời chăn cừu của mình. Nó sờn đến nỗi không nhận ra. Trong bị còn quyển sách dầy và chiếc áo khoác cũ. Cậu lấy áo ra, định đem cho một đứa trẻ sống lang thang nào đó thì hai viên đá Urim và Thummim rơi xuống. Lúc này cậu mới nhớ đến vị vua già và sửng sốt vì không ngờ bấy lâu nay mình không hề nghĩ đến ông. Suốt một năm qua cậu chỉ bận lo kiếm tiền để khi trở về Tây Ban Nha khỏi mang tiếng là kẻ thất bại.
“Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình”, ông vua già đã bảo cậu thế, và “hãy lần theo dấu hiệu”. Cậu nhặt hai viên đá lên và có lại cảm giác lạ lùng rằng ông đang ở gần bên mình. Một năm dài cậu đã làm việc cật lực và giờ đây dấu hiệu chỉ rằng đã đến giờ lên đường.
“Bây giờ mình sẽ lại sống hệt như xưa”, cậu nghĩ thầm. “Dù lũ cừu đã không dạy được cho mình tiếng Arập”. Tuy nhiên lũ cừu đã dạy cậu một điều còn quan trọng hơn nữa: rằng trên thế giới có một ngôn ngữ ai cũng hiểu cả và chính cậu đã dùng suốt bấy lâu nay để làm cho cửa hàng phát đạt. Đó là ngôn ngữ của sự phấn khởi, của nỗ lực, hăng say dốc sức thực hiện điều mình vững tin và mong mỏi đạt được. Tanger không còn là một thành phố xa lạ đối với cậu nữa, và cậu cảm thấy mình có thể chinh phục cả thế giới cũng bằng phương cách cậu đã chinh phục thành phố này.
“Khi cậu quyết tâm muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ tác động để giúp cậu đạt mục đích”, ông vua già đã nói thế. Nhưng nhà vua không hề đề cập đến bọn cướp đường, đến sa mạc mênh mông vô tận, đến những kẻ biết mình có ước mơ mà không muốn thực hiện nó. Nhà vua cũng không hề bảo rằng Kim Tự Tháp chỉ là những đống gạch cũ mà ai cũng có thể tự dựng lấy trong vườn mình được. Và ông cũng quên luôn không nói rằng khi người ta có đủ tiền để mua một đàn cừu lớn hơn thì cứ nên mua.
Xách bị với những túi kia, cậu xuống thang. Ông chủ tiệm đang tiếp một cặp khách ngoại quốc, trong khi hai khách hàng khác tha thẩn trong cửa hàng và uống trà trong li pha lê. Vào cái giờ sớm này thì nhiều vệc lắm đây. Từ chỗ đang đứng lần đầu tiên cậu để ý thấy rằng tóc chủ tiệm gợi cậu nhớ đến tóc ông vua già. Rồi cậu nhớ lại nụ cười của người bán bánh kẹo vào cái ngày đầu tiên không biết đi về đâu, không biết lấy gì ăn; nụ cười ấy cũng giống như nụ cười của nhà vua nữa.
“Khác nào ông đã đến đây và để lại tung tích vậy”, cậu ngẫm nghĩ. “Như thể người nào cũng một lần trong đời có dịp gặp gỡ nhà vua. Ông đã từng nói rằng sẽ luôn xuất hiện với kẻ nào quyết chí đi theo con đường mình tự chọn mà.”
Cậu đi, không từ giã chủ tiệm. Vì cậu không muốn khóc, không muốn ai nhìn thấy nỗi đau đớn của cậu. Nhưng chắc chắn cậu sẽ nhớ mãi thời gian ở đây và những gì đã học được. Giờ đây cậu thêm tự tin và cảm thấy nếu cần mình có thể chinh phục cả thế giới. “Tuy nhiên mình vẫn trở về chốn cũ thân quen và sẽ lại chăn cừu”. Bỗng dưng cậu chợt thấy không thích như thế nữa. Cậu đã làm việc suốt một năm ròng để thực hiện giấc mơ này, thế mà bây giờ ước mơ ấy cứ mỗi lúc một mờ nhạt dần. Có thể đó không thật sự là ước mơ của cậu..
“Biết đâu như ông chủ tiệm pha lê mà lại hóa hay: sẽ không bao giờ đi Mekka cả nhưng cả đời mơ đến nó. “Cậu băn khoăn cầm hai viên Urim và Thummim trong tay; chúng truyền cho cậu sức mạnh của ý chí của vị vua già. Tình cờ – hoặc cũng có thể do dấu hiệu – cậu vào đúng cái quán nước ngày xưa. Không thấy gã đã bịp cậu đâu; chủ quán bưng đến cho cậu một tách trà.
“Bất cứ lúc nào mình cũng có thể trở lại chăn cừu được”, cậu ngẫm nghĩ. “Mình đã biết cách chăn cừu rồi thì không thể nào quên được. Còn đi đến Kim Tự Tháp Ai Cập thì biết đâu mình không có dịp nào khác nữa. Ông già có áo giáp bằng vàng ròng và biết chuyện đời mình thì nhất định phải là vua, một minh quân thật sự.” Chỉ có hai giờ tàu ngăn cách cậu với đồng cỏ vùng Andalusia, còn giữa cậu và Kim Tự Tháp là sa mạc mênh mông. Cậu thấy nghĩ ngược lại thế này cũng được chứ: tính ra thì cậu hiện ở gần kho tàng hơn hai tiếng, cho dù đã mất gần một năm để vượt quãng đường này.
“Thật dễ hiểu vì sao mình cứ thiên về lũ cừu của mình. Vì mình biết rõ chúng rồi; chăn chúng cũng chẳng cực gì và chúng dễ thương. Còn minh có ưa được sa mạc không thì chưa biết, nhưng mà kho tàng của mình chôn ở đó. Nếu không tìm thấy kho tàng thì mình vẫn trở về nước được mà. Hiện mình đủ tiền và thừa thì giờ, tại sao không thử nhỉ?”
Một nỗi vui ập đến tràn ngập trong lòng cậu. Lúc nào cậu muốn làm kẻ chăn cừu hay thành người bán hàng pha lê cũng được. Có thể trên thế giới còn nhiều kho tàng bí mật khác nữa, nhưng cậu đã nằm mộng hai lần và một nhà vua đã xuất hiện với cậu. Đâu phải ai cũng được thế. Cậu hân hoan rời khỏi quán nước vì chợt nhớ ra rằng một trong những người cung cấp hàng cho chủ tiệm pha lê đã chở hàng vượt sa mạc cùng với một đoàn lữ hành. Cậu nắm chặt hai viên đá Urim và Thummim; nhờ chúng mà cậu đã trở lại con đường dẫn đến kho tàng.
“Ta luôn luôn ở cạnh những kẻ đi theo con đường mình tự chọn”, ông vua già đã nói. Vậy thì mất gì mà không hỏi thử ở nhà kho xem Kim Tự Tháp có xa thật thế không.
23
Anh chàng người Anh nọ ngồi trong một toà nhà nồng mùi thú vật, mồ hôi và bụi bặm. Không thể nào gọi là nhà kho được, một cái chuồng thì đúng hơn.
“Mình đã học hành cả đời để rồi lạc loài đến đây”, anh thầm nghĩ trong khi lơ đãng lần giở một tập san hóa học, “mười năm học đổi lấy một chuồng nhốt thú vật!”
Nhưng anh không được thoái chí. Phải tin vào dấu hiệu, cả đời anh, tất cả sự học của anh tập trung vào việc hiểu cho được thứ ngôn ngữ vũ trụ. Mới đầu anh quan tâm đến Esperanto, sau đó đến tôn giáo rồi sau cùng là thuật giả kim. Đến nay anh đã nói được tiếng Esparanto, thấu hiểu các tôn giáo lớn nhưng anh vẫn chưa thành nhà giả kim. Chắc chắn anh đã học được cách giải đoán nhiều điều quan trọng, nhưng sự thâm cứu của anh đã đạt tới một mức để rồi không tiến thêm được nữa. Anh đã hoài công tìm cách liên hệ với nhà giả kim này, nhà giả kim nọ, nhưng họ là những con người kì dị, chỉ nghĩ đến mình và hầu như không hề chịu giúp đỡ ai. Biết đâu họ đã tìm ra “Đá tạo vàng” rồi và vì thế sẽ không bao giờ hé môi tiết lộ.
Anh đã dùng một phần gia tài thừa hưởng của bố vào việc đi tìm “Đá tạo vàng” cũng như đã tìm đến những thư viện tiếng tăm nhất thế giới và đã mua những tác phẩm quan trọng và hiếm nhất về thuật giả kim. Trong một tác phẩm có ghi chép rằng nhiều năm trước một nhà giả kim trứ danh người Arập đã sang thăm châu Âu. Nghe đồn rằng ông này đã hơn hai trăm tuổi và đã phát hiện ra “Đá tạo vàng” cũng như tìm ra “Thuốc trường sinh bất lão”. Chàng người Anh lấy rất làm khâm phục nhưng anh sẽ vẫn cho rằng đó chỉ là một trong những huyền thoại thôi, nếu như một người quen của anh trở về sau chuyến khảo cổ trong sa mạc không tình cờ kể về một người Arập già có những năng lực phi thường.
“Ông ta sống ở ốc đảo El Fayum”, người quen nọ nói. “Người ta kháo rằng ông ta hai trăm tuổi và có thể biến mọi kim loại thành vàng.”
Chàng người Anh quá sức háo hức. Tức khắc anh xin được giải nhiệm, lục tìm cho ra những pho sách quan trọng nhất để rồi cuối cùng đến đây, trong cái chòi không khác chuồng thú vật này. Ngoài kia, một đoàn lữ hành rất đông đang chuẩn bị để vượt sa mạc Sahara. Đoàn sẽ đi ngang ốc đảo El Fayum
“Mình nhất định phải gặp nhà giả kim vĩ đại này”, anh nghĩ và nhờ thế mà cảm thấy mùi mồ hôi của lũ vật có phần dễ chịu hơn chút ít. Một gã Arập còn trẻ vác bao bị bước vào chào chàng người Anh
“Anh đi đâu đấy?” Gã hỏi.
“Vào sa mạc”, chàng người Anh cộc lốc đáp rồi lại tiếp tục đọc. Anh không có hứng trò chuyện. Anh phải ôn lại mọi thứ đã học trong mười năm qua vì thế nào nhà giả kim cũng sẽ thử thách anh cho mà xem. Gã Arập cũng lấy sách ra đọc. Quyển sách viết bằng tiếng Tây Ban Nha.
“May phước”, chàng người Anh nghĩ, vì anh nói thạo tiếng Tây Ban Nha hơn tiếng Arập và nếu gã kia cũng đi đến El Fayum thì khi rảnh rỗi ít ra cũng có người để mình trò chuyện.
The Alchemist
by Paulo Coelho
Chapter 5
Two more months passed, and the shelf brought many customers into the crystal shop. The boy estimated that, if he worked for six more months, he could return to Spain and buy sixty sheep, and yet another sixty. In less than a year, he would have doubled his flock, and he would be able to do business with the Arabs, because he was now able to speak their strange language. Since that morning in the marketplace, he had never again made use of Urim and Thummim, because Egypt was now just as distant a dream for him as was Mecca for the merchant. Anyway, the boy had become happy in his work, and thought all the time about the day when he would disembark at Tarifa as a winner.
“You must always know what it is that you want,” the old king had said. The boy knew, and was now working toward it. Maybe it was his treasure to have wound up in that strange land, met up with a thief, and doubled the size of his flock without spending a cent.
He was proud of himself. He had learned some important things, like how to deal in crystal, and about the language without words… and about omens. One afternoon he had seen a man at the top of the hill, complaining that it was impossible to find a decent place to get something to drink after such a climb. The boy, accustomed to recognizing omens, spoke to the merchant.
“Let’s sell tea to the people who climb the hill.”
“Lots of places sell tea around here,” the merchant said.
“But we could sell tea in crystal glasses. The people will enjoy the tea and want to buy the glasses. I have been told that beauty is the great seducer of men.”
The merchant didn’t respond, but that afternoon, after saying his prayers and closing the shop, he invited the boy to sit with him and share his hookah, that strange pipe used by the Arabs.
“What is it you’re looking for?” asked the old merchant.
“I’ve already told you. I need to buy my sheep back, so I have to earn the money to do so.”
The merchant put some new coals in the hookah, and inhaled deeply.
“I’ve had this shop for thirty years. I know good crystal from bad, and everything else there is to know about crystal. I know its dimensions and how it behaves. If we serve tea in crystal, the shop is going to expand. And then I’ll have to change my way of life.”
“Well, isn’t that good?”
“I’m already used to the way things are. Before you came, I was thinking about how much time I had wasted in the same place, while my friends had moved on, and either went bankrupt or did better than they had before. It made me very depressed. Now, I can see that it hasn’t been too bad. The shop is exactly the size I always wanted it to be. I don’t want to change anything, because I don’t know how to deal with change. I’m used to the way I am.”
The boy didn’t know what to say. The old man continued, “You have been a real blessing to me. Today, I understand something I didn’t see before: every blessing ignored becomes a curse. I don’t want anything else in life. But you are forcing me to look at wealth and at horizons I have never known. Now that I have seen them, and now that I see how immense my possibilities are, I’m going to feel worse than I did before you arrived. Because I know the things I should be able to accomplish, and I don’t want to do so.”
It’s good I refrained from saying anything to the baker in Tarifa, thought the boy to himself.
They went on smoking the pipe for a while as the sun began to set. They were conversing in Arabic, and the boy was proud of himself for being able to do so. There had been a time when he thought that his sheep could teach him everything he needed to know about the world. But they could never have taught him Arabic.
There are probably other things in the world that the sheep can’t teach me, thought the boy as he regarded the old merchant. All they ever do, really, is look for food and water. And maybe it wasn’t that they were teaching me, but that I was learning from them.
“Maktub,” the merchant said, finally.
“What does that mean?”
“You would have to have been born an Arab to understand,” he answered. “But in your language it would be something like ‘It is written.’ ”
And, as he smothered the coals in the hookah, he told the boy that he could begin to sell tea in the crystal glasses. Sometimes, there’s just no way to hold back the river.
The men climbed the hill, and they were tired when they reached the top. But there they saw a crystal shop that offered refreshing mint tea. They went in to drink the tea, which was served in beautiful crystal glasses.
“My wife never thought of this,” said one, and he bought some crystal—he was entertaining guests that night, and the guests would be impressed by the beauty of the glassware. The other man remarked that tea was always more delicious when it was served in crystal, because the aroma was retained. The third said that it was a tradition in the Orient to use crystal glasses for tea because it had magical powers.
Before long, the news spread, and a great many people began to climb the hill to see the shop that was doing something new in a trade that was so old. Other shops were opened that served tea in crystal, but they weren’t at the top of a hill, and they had little business.
Eventually, the merchant had to hire two more employees. He began to import enormous quantities of tea, along with his crystal, and his shop was sought out by men and women with a thirst for things new.
And, in that way, the months passed. *
The boy awoke before dawn. It had been eleven months and nine days since he had first set foot on the African continent.
He dressed in his Arabian clothing of white linen, bought especially for this day. He put his headcloth in place and secured it with a ring made of camel skin. Wearing his new sandals, he descended the stairs silently.
The city was still sleeping. He prepared himself a sandwich and drank some hot tea from a crystal glass. Then he sat in the sun-filled doorway, smoking the hookah.
He smoked in silence, thinking of nothing, and listening to the sound of the wind that brought the scent of the desert. When he had finished his smoke, he reached into one of his pockets, and sat there for a few moments, regarding what he had withdrawn.
It was a bundle of money. Enough to buy himself a hundred and twenty sheep, a return ticket, and a license to import products from Africa into his own country.
He waited patiently for the merchant to awaken and open the shop. Then the two went off to have some more tea.
“I’m leaving today,” said the boy. “I have the money I need to buy my sheep. And you have the money you need to go to Mecca.”
The old man said nothing.
“Will you give me your blessing?” asked the boy. “You have helped me.” The man continued to prepare his tea, saying nothing. Then he turned to the boy.
“I am proud of you,” he said. “You brought a new feeling into my crystal shop. But you know that I’m not going to go to Mecca. Just as you know that you’re not going to buy your sheep.”
“Who told you that?” asked the boy, startled.
“Maktub” said the old crystal merchant.
And he gave the boy his blessing.
The boy went to his room and packed his belongings. They filled three sacks. As he was leaving, he saw, in the corner of the room, his old shepherd’s pouch. It was bunched up, and he had hardly thought of it for a long time. As he took his jacket out of the pouch, thinking to give it to someone in the street, the two stones fell to the floor. Urim and Thummim.
It made the boy think of the old king, and it startled him to realize how long it had been since he had thought of him. For nearly a year, he had been working incessantly, thinking only of putting aside enough money so that he could return to Spain with pride.
“Never stop dreaming,” the old king had said. “Follow the omens.”
The boy picked up Urim and Thummim, and, once again, had the strange sensation that the old king was nearby. He had worked hard for a year, and the omens were that it was time to go.
I’m going to go back to doing just what I did before, the boy thought. Even though the sheep didn’t teach me to speak Arabic.
But the sheep had taught him something even more important: that there was a language in the world that everyone understood, a language the boy had used throughout the time that he was trying to improve things at the shop. It was the language of enthusiasm, of things accomplished with love and purpose, and as part of a search for something believed in and desired. Tangier was no longer a strange city, and he felt that, just as he had conquered this place, he could conquer the world.
“When you want something, all the universe conspires to help you achieve it,” the old king had said.
But the old king hadn’t said anything about being robbed, or about endless deserts, or about people who know what their dreams are but don’t want to realize them. The old king hadn’t told him that the Pyramids were just a pile of stones, or that anyone could build one in his backyard. And he had forgotten to mention that, when you have enough money to buy a flock larger than the one you had before, you should buy it.
The boy picked up his pouch and put it with his other things. He went down the stairs and found the merchant waiting on a foreign couple, while two other customers walked about the shop, drinking tea from crystal glasses. It was more activity than usual for this time of the morning. From where he stood, he saw for the first time that the old merchant’s hair was very much like the hair of the old king. He remembered the smile of the candy seller, on his first day in Tangier, when he had nothing to eat and nowhere to go— that smile had also been like the old king’s smile.
It’s almost as if he had been here and left his mark, he thought. And yet, none of these people has ever met the old king. On the other hand, he said that he always appeared to help those who are trying to realize their destiny.
He left without saying good-bye to the crystal merchant. He didn’t want to cry with the other people there. He was going to miss the place and all the good things he had learned. He was more confident in himself, though, and felt as though he could conquer the world.
“But I’m going back to the fields that I know, to take care of my flock again.” He said that to himself with certainty, but he was no longer happy with his decision. He had worked for an entire year to make a dream come true, and that dream, minute by minute, was becoming less important. Maybe because that wasn’t really his dream.
Who knows… maybe it’s better to be like the crystal merchant: never go to Mecca, and just go through life wanting to do so, he thought, again trying to convince himself. But as he held Urim and Thummim in his hand, they had transmitted to him the strength and will of the old king. By coincidence—or maybe it was an omen, the boy thought—he came to the bar he had entered on his first day there. The thief wasn’t there, and the owner brought him a cup of tea.
I can always go back to being a shepherd, the boy thought. I learned hơw to care for sheep, and I haven’t forgotten how that’s done. But maybe I’ll never have another chance to get to the Pyramids in Egypt. The old man wore a breastplate of gold, and he knew about my past. He really was a king, a wise king.
The hills of Andalusia were only two hours away, but there was an entire desert between him and the Pyramids. Yet the boy felt that there was another way to regard his situation: he was actually two hours closer to his treasure… the fact that the two hours had stretched into an entire year didn’t matter.
I know why I want to get back to my flock, he thought. I understand sheep; they’re no longer a problem, and they can be good friends. On the other hand, I don’t know if the desert can be a friend, and it’s in the desert that I have to search for my treasure. If I don’t find it, I can always go home. I finally have enough money, and all the time I need. Why not?
He suddenly felt tremendously happy. He could always go back to being a shepherd. He could always become a crystal salesman again. Maybe the world had other hidden treasures, but he had a dream, and he had met with a king. That doesn’t happen to just anyone!
He was planning as he left the bar. He had remembered that one of the crystal merchant’s suppliers transported his crystal by means of caravans that crossed the desert. He held Urim and Thummim in his hand; because of those two stones, he was once again on the way to his treasure.
“I am always nearby, when someone wants to realize their destiny,” the old king had told him.
What could it cost to go over to the supplier’s warehouse and find out if the Pyramids were really that far away?
The Englishman was sitting on a bench in a structure that smelled of animals, sweat, and dust; it was part warehouse, part corral. I never thought I’d end up in a place like this, he thought, as he leafed through the pages of a chemical journal. Ten years at the university, and here I am in a corral.
But he had to move on. He believed in omens. All his life and all his studies were aimed at finding the one true language of the universe. First he had studied Esperanto, then the world’s religions, and now it was alchemy. He knew how to speak Esperanto, he understood all the major religions well, but he wasn’t yet an alchemist. He had unraveled the truths behind important questions, but his studies had taken him to a point beyond which he could not seem to go. He had tried in vain to establish a relationship with an alchemist. But the alchemists were strange people, who thought only about themselves, and almost always refused to help him. Who knows, maybe they had failed to discover the secret of the Master Work—the Philosopher’s Stone—and for this reason kept their knowledge to themselves.
He had already spent much of the fortune left to him by his father, fruitlessly seeking the Philosopher’s Stone. He had spent enormous amounts of time at the great libraries of the world, and had purchased all the rarest and most important volumes on alchemy. In one he had read that, many years ago, a famous Arabian alchemist had visited Europe. It was said that he was more than two hundred years old, and that he had discovered the Philosopher’s Stone and the Elixir of Life. The Englishman had been profoundly impressed by the story. But he would never have thought it more than just a myth, had not a friend of his—returning from an archaeological expedition in the desert—told him about an Arab that was possessed of exceptional powers.
“He lives at the Al-Fayoum oasis,” his friend had said. “And people say that he is two hundred years old, and is able to transform any metal into gold.”
The Englishman could not contain his excitement. He canceled all his commitments and pulled together the most important of his books, and now here he was, sitting inside a dusty, smelly warehouse. Outside, a huge caravan was being prepared for a crossing of the Sahara, and was scheduled to pass through Al-Fayoum.
I’m going to find that damned alchemist, the Englishman thought. And the odor of the animals became a bit more tolerable.
A young Arab, also loaded down with baggage, entered, and greeted the Englishman.
“Where are you bound?” asked the young Arab.
“I’m going into the desert,” the man answered, turning back to his reading. He didn’t want any conversation at this point. What he needed to do was review all he had learned over the years, because the alchemist would certainly put him to the test.
The young Arab took out a book and began to read. The book was written in Spanish. That’s good, thought the Englishman. He spoke Spanish better than Arabic, and, if this boy was going to Al-Fayoum, there would be someone to talk to when there were no other important things to do.