The Alchemist (Chapter 4)
Nhà Giả Kim
by Paulo Coelho
Chương 4
16
Người bán hàng pha lê nhìn mặt trời lên rồi, như mọi buổi sáng, thấy lòng phiền muộn. Ông đã ở nơi này suốt gần ba mươi năm nay, mở một cửa hàng nằm tận đỉnh dốc, nơi chỉ có ít người qua lại. Bây giờ mà đổi thay, làm nghề gì khác thì đã quá muộn màng. Cả đời ông học chỉ có mỗi một việc là mua và bán pha lê. Có một thời cửa hàng ông đông khách lắm: khách thương Arập này, các nhà địa chất Anh và Pháp này, lính Đức này, tất cả đều tiền đầy túi. Hồi đó nghề bán bình pha lê thật tuyệt và ông hả hê hình dung mình sẽ giàu sụ, rồi khi về già được sống giữa các bà vợ đẹp. Nhưng rồi thành phố Ceutar phát triển mạnh hơn Tanger và việc buôn bán bị xoay chiều. Xóm giềng dọn đi gần hết, vẫn còn một ít cửa hàng vẫn còn trụ lại bên sườn núi. Nhưng ai rỗi hơi leo tuốt lên cao chỉ vì vài ba hàng quán cơ chứ? Nhưng người bán pha lê không còn con đường nào khác. Ba mươi năm nay ông chỉ buôn và bán hàng pha lê thì chọn nghề khác bây giờ là quá muộn. Suốt buổi sáng ông nhìn ra con đường lèo tèo hàng quán. Ông nhìn như thế hàng năm rồi nên biết rõ giờ giấc từng cửa hàng một. Bỗng đâu trước giờ nghỉ trưa ít phút có một gã ngoại quốc trẻ đứng trước tủ kính cửa hàng ông. Gã ăn mặc bình thường, nhưng với đôi mắt lão luyện ông biết gã không có tiền. Tuy thế ông vẫn nấn ná chưa đi ăn, định chờ thêm một lúc cho gã đi khỏi đã.
17
Tấm biển treo trước cửa cho biết chủ tiệm này nói được nhiều thứ tiếng. Cậu nhìn người đàn ông sau quầy hàng.
“Cháu có thể chùi sạch những bình này, nếu ông muốn”, cậu nói. “Như thế này thì chẳng ai thèm mua đâu”.
Người bán hàng pha lê nhìn cậu không nói gì.
“Cháu chỉ xin ông trả một bữa ăn thôi.”
Ông ta vẫn lặng thinh, còn cậu thấy phải tự quyết định. Trong bị có cái áo khoác, chắc cậu sẽ không cần đến nó trên sa mạc. Thế là cậu lôi áo ra, dùng để lau chùi ngay những li với bình hoa. Sau nữa giờ cậu lau sạch hết mọi thứ bầy trong tủ kính, trong lúc đó có hai người khách đến mua vài cái li pha lê. Lau chùi xong, cậu xin ông ta cho mình ăn.
“Ta đi ăn chung”, người bán hàng pha lê nói. Ông ta treo một tấm biển trước cửa rồi hai người đi tới một cái quán nhỏ xíu trên sườn núi. Khi họ đã ngồi vào cái bàn duy nhất trong quán, ông ta mới cười.
“Lẽ ra cậu không cần phải lau chùi gì hết”, ông nói. “Điều răn của kinh Koran buộc chúng tôi cho người đói ăn”
“Thế tại sao ông lại cứ để cháu lau chùi?”. Cậu hỏi.
“Vì những li, bình ấy bụi bặm bẩn thỉu. Hai chúng ta, cậu cũng như ta, đều phải gột sạch những tư tưởng xấu trong đầu.”
Ăn xong, người bán hàng pha lê nói với cậu: “Ta muốn cậu giúp việc cho ta. Hôm nay, trong lúc cậu lau chùi thì có hai người đến mua hàng; đó là điềm lành”.
“Người ta nói quá nhiều về điềm này, điềm nọ”, cậu thầm nghĩ. “Nhưng họ không ý thức điều họ nói. Giống như mình không ý thức rằng đã từ lâu mình với lũ cừu giao cảm với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nằm ngoài tiếng nói.”
“Cậu ưng làm việc cho ta chứ?”. Ông ta hỏi tới. “Được, cháu sẽ làm nốt ngày hôm nay”, cậu đáp. “Đến sáng sớm mai cháu sẽ lau chùi hết mọi món hàng pha lê trong tiệm ông. Đổi lại cháu muốn có được đủ tiền để đi Ai Cập ngay buổi sáng mai”.
Nghe thế người bán pha lê bật cười. “Dù cậu có lau chùi số hàng của ta suốt một năm và ngay cả khi cậu có được tiền hoa hồng kha khá do bán được hàng thì cậu vẫn còn phải vay thêm tiền thì mới đến được Ai Cập. Giữa Tanger và Kim Tự Tháp là cả nghìn cây số sa mạc”.
Tất cả như chết lặng đi trong giây lát, như thể thành phố này chìm sâu trong giấc ngủ. Không còn hàng quán nữa, không còn những nhà buôn mặc cả nữa, không còn những người ngân nga trên tháp giáo đường, không còn cây kiếm báu với cán cẩn đá quí. Không còn hi vọng và phiêu lưu nữa, hết luôn cả những ông vua già và những đường đời tự vạch, hết luôn những kho tàng và Kim Tự Tháp. Cả thế giới như nín lặng bởi vì tâm hồn cậu câm nín. Không đau đớn, không khổ, không thất vọng. Chỉ có một cái nhìn trống không qua cửa quán ăn và một khát khao được chết, muốn rằng tất cả chấm dứt ngay giây phút ấy. Người bán hàng pha lê lo lắng nhìn cậu. Tất cả sự vui sống mới đây ông thấy ở cậu như chợt biến đâu mất hết.“Ta có thể cho cậu tiền để về nước”, ông an ủi. Cậu vẫn lặng thinh, rồi chợt đứng phắt lên, kéo quần ngay ngắn, cầm lấy bị.
“Cháu sẽ làm việc cho ông”, cậu đáp. Sau một lát, cậu nói tiếp: “Cháu cần tiền để mua dăm ba con cừu”
18
Đã gần một tháng nay cậu làm việc cho chủ tiệm pha lê, nhưng công việc không làm cậu thoải mái lắm. Ông ta đứng suốt ngày sau quầy hàng với vẻ mặt ngán ngẩm, luôn miệng nhắc cậu phải cẩn thận kẻo vỡ. Tuy thế cậu vẫn tiếp tục làm vì tuy ông già này bẳn tính nhưng sòng phẳng và tiền hoa hồng cho mỗi món bán được cũng kha khá, thành ra cậu cũng đã dành dụm được một chút ít. Sáng hôm ấy cậu nhẩm tính: nếu tiếp tục làm như từ trước đến giờ thì cậu cần một năm mới mua nổi dăm ba con cừu.
“Cháu muốn đóng một cái kệ bày hàng pha lê”, cậu nói với chủ tiệm. “Ta có thể kê kệ trước cửa tiệm để lôi kéo khách đến đây”.
“Ta không đóng kệ cũng bởi vì sợ người đi va phải, bể hết li tách”, chủ tiệm đáp.
“Ngày trước, khi cháu dẫn cừu đi thì lúc nào cũng có nguy cơ chúng bị rắn cắn, nhưng đã làm thân cừu và người chăn chúng thì phải chấp nhận thôi”.
Người chủ tiệm tiếp một ông khách, ông này mua luôn ba bình hoa. Hàng họ bán chạy hơn bao giờ hết, khác nào thế giới quay lại cái thời mà con đường này là một trong những nơi hấp dẫn du khách nhất Tanger.
“Hàng họ bán chạy quá”, chủ tiệm nói với cậu sau khi người khách kia đi khỏi. “Tiền này sẽ cho phép ta được sống thoải mái hơn và chẳng bao lâu nữa cậu lại có một bầy cừu. Thế thì việc gì phải làm thêm cho nhọc nhằn chứ?”.
“Vì chúng ta phải làm theo dấu hiệu”, cậu đáp để rồi hối tiếc đã lỡ lời, vì chủ tiệm pha lê đã từng gặp ông vua nào đâu. “Cái đó gọi là thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Vì cuộc đời muốn rằng anh phải đi theo con đường của riêng mình”, ông vua già đã nói thế mà.
Thế mà ông chủ tiệm cũng hiểu ý cậu đấy. Ngay sự có mặt của cậu trong cửa tiệm đã là một dấu hiệu rồi. Rồi khi tiền bắt đầu vào như nước thì ông không hối tiếc đã thuê chàng trai Tây Ban Nha này. Lúc đầu vì ông nghĩ rằng không thể bán nhiều hơn trước nên đã đề nghị trả cậu tiền hoa hồng khá cao, thành ra cậu kiếm được nhiều hơn bình thường. Nhưng trực giác ông cho biết chàng trai này nay mai thế nào cũng trở về với lũ cừu của cậu thôi.
“Vì lí do gì cậu lại muốn biết Kim Tự Tháp chứ?”. Ông hỏi để lái khỏi chuyện cái kệ.
“Vì cháu nghe kể hoài về chúng”, cậu đáp nhưng tránh không đả động đến giấc mơ. Cái kho tàng đã trở thành một kỉ niệm đau đớn nên cậu cố không nghĩ tới nữa.
“Ta chẳng quen biết một ai ở đây muốn vượt sa mạc chỉ để xem Kim Tự Tháp cả”, chủ tiệm nói. “Đó chẳng qua chỉ là những đống đá thôi. Cậu có thể tự xếp lấy một cái ngay trong vườn cũng được cơ mà”.
“Coi bộ ông không mơ ước được đi đây đi đó nhỉ”, cậu đáp rồi quay qua tiếp một người khách mới bước vào tiệm.
Hai hôm sau chủ tiệm tìm cậu để nói về vụ cái kệ. “Ta không ưa thay đổi”, ông nói. “Cậu và ta không giống như nhà đại phú thương Hassan kia. Lỡ mua nhầm hàng thì ông ta cũng chẳng bận tâm gì. Nhưng nếu một trong hai chúng ta nhầm lẫn thì khổ thân to”.
“Đúng thế thật”, cậu thầm nghĩ.
“Cậu cần cái kệ để làm gì?”. Chủ tiệm hỏi.
“Cháu muốn được trở về với lũ cừu càng sớm càng tốt. Chúng ta phải tận dụng thời gian được may mắn. Người ta gọi đó là nguyên lí đãi ngộ hay thánh nhân đãi kẻ khù khờ.”
Ông chủ tiệm già im lặng một lúc rồi nói: “Đấng tiên tri cho chúng ta kinh Koran và để lại có năm điều răn thôi để chúng ta tuân thủ trong đời sống. Điều răn quan trọng nhất là: chỉ có một Thượng đế duy nhất. Những điều răn kia là: mỗi ngày cầu nguyện năm lần, ăn chay trong tháng Ramadan, giúp kẻ bần hàn”.
Ông ngừng nói. Mắt ông rưng rưng khi nhắc đến Đấng Tiên Tri. Vì ngoan đạo cho nên dù đôi khi bẳn tính ông vẫn cố sống theo lời răn của đạo Hồi.
“Thế còn điều răn thứ năm?”. Cậu hỏi.
“Hai hôm trước cậu bảo rằng ta không có ước mơ đi đây đi đó”, nhà buôn pha lê đáp. “Bổn phận thứ năm của một người Hồi giáo là ít nhất một lần trong đời hành hương đến thánh địa Mekka. Mekka còn xa hơn Kim Tự Tháp nhiều. Hồi trẻ, ta muốn dành dụm ít tiền để mua cửa tiệm này. Lúc ấy ta nghĩ đến một ngày đủ khá giả để đi Mekka. Rồi ta kiếm được khá tiền nhưng lại không nhờ ai trông hàng được vì pha lê rất dễ vỡ. Mà ta lại thấy nhiều người đi hành hương Mekka kéo qua trước cửa nhà. Có vài người giàu kéo theo cả đoàn người làm và lạc đà, nhưng phần lớn họ nghèo hơn ta nhiều. Ai nấy hớn hở trở về và treo dấu hiệu của chuyến hành hương trên cửa. Một người trong bọn họ, chỉ là thợ sửa giầy thôi, kể ta nghe rằng ông ta đã mất suốt gần một năm để vượt sa mạc, thế mà vẫn thấy không cực bằng đi lùng trong khu phố Tanger tìm cho ra loại da thuộc thích hợp”.
“Nếu thế thì sao ông không đi Mekka ngay lúc này?” Cậu hỏi.
“Vì Mekka giúp ta có được sức sống, chịu đựng nổi cái đơn điệu nhàm chán của đời sống ngày này qua ngày khác đối diện với những món hàng vô tri trên kệ kia và nuốt cho trôi những bữa ăn trong cái quán kinh khủng nọ. Ta sợ sau khi đã đạt được ước mơ rồi thì không còn thúc đẩy mình tiếp tục sống nữa. Cậu mơ có cừu và được thấy Kim Tự Tháp. Cậu khác hẳn ta vì cậu muốn đạt được ước mơ. Còn ta chỉ muốn mơ về Mekka thôi. Ta đã từng trăm lần hình dung mình vượt sa mạc, đến được quảng trường có đặt tảng đá thiêng và phải đi quanh bảy vòng trước khi được sờ tảng đá. Ta đã mường tượng sẽ có những ai ở quanh mình lúc đó, những kinh cầu và cả những lời chúng ta nói với nhau. Song sợ bị thất vọng não nề, nên ta chọn cách chỉ mơ thôi.”
Hôm ấy chủ tiệm đồng ý cho đóng kệ trưng bày hàng. Ông và cậu, mỗi người có một quan niệm riêng về mơ ước.
19
Lại thêm hai tháng nữa trôi qua và cái kệ đã đem lại cho tiệm pha lê thêm nhiều khách. Chàng trai tính rằng sáu tháng sau cậu sẽ về lại Tây Ban Nha và sẽ mua lại sáu chục con cừu và không chừng thêm sáu chục con nữa ấy chứ. Chưa đầy một năm sau đàn cừu của cậu sẽ tăng gấp đôi và cậu sẽ có thể buôn bán được với người Arập vì bây giờ cậu hiểu được thứ ngôn ngữ lạ lùng này rồi. Từ cái buổi sáng đầu tiên trên bãi chợ không người đến nay cậu không đụng tới hai viên đá Urim và Thummim nữa, vì đối với cậu Ai Cập chỉ còn là giấc mộng, xa xôi như thể Mekka đối với chủ tiệm pha lê. Giờ thì cậu thích việc mình làm và luôn nghĩ đến lúc sẽ đặt chân lên Tarifa như một kẻ chiến thắng.
“Hãy luôn nhớ đến điều cậu muốn đạt được”, ông vua già đã từng bảo thế. Bây giờ thì cậu hiểu và cố công thực hiện. Có thể kho tàng của cậu chính là đến được xứ lạ này, gặp phải một tay bợm và rồi tậu được bầy cừu nhiều gấp đôi mà chẳng phải trả tí gì hết. Cậu thấy tự hào. Chả gì cậu cũng đã học được nhiều điều quan trọng, chẳng hạn biết bán hàng pha lê, dùng ngôn ngữ không lời nói và hiểu dấu hiệu.
Một buổi xế trưa nọ cậu gặp một người trên triền núi, ông ta phàn nàn rằng sau cái dốc cao vòi vọi này chẳng tìm ra đâu một chỗ cho đàng hoàng có bán giải khát. Do đã hiểu được ngôn ngữ của dấu hiệu, cậu bèn tìm chủ tiệm, nói rằng: “Ta nên bán trà cho những người leo dốc lên đây.”
“Quanh đây đã có đủ nơi bán trà rồi”, chủ tiệm đáp.
“Ta có thể mời trà đựng trong ly pha lê. Trà sẽ ngon hơn và người ta sẽ mua luôn cả li, vì cái đẹp thường quyến rũ con người nhiều nhất”.
Chủ tiệm lặng im nhìn cậu một lúc. Ông không nói gì cả. Nhưng chiều tối hôm ấy, sau khi cầu nguyện xong và đóng cửa tiệm, ông ngồi xuống lề đường rồi bảo cậu cùng hút Nargileh – một loại ống điếu thuốc lào nước độc đáo người Arập thường hút – với ông.
“Cậu chủ tâm muốn gì chứ?” Chủ tiệm hỏi.
“Như đã nói, cháu muốn tậu lại bầy cừu, nên cháu cần tiền”. Chủ tiệm bỏ thêm than vào điếu rồi rít một hơi dài.
“Từ ba mươi năm nay ta làm chủ cửa tiệm này. Ta phân biệt giữa pha lê xấu và tốt; ta cũng biết rõ phải buôn bán cách nào. Nay nếu cậu bán trà trong li pha lê hàng họ sẽ phất đấy nhưng mà ta sẽ phải thay đổi nếp sống.”
“Như thế có gì là không hay?”
“Ta đã quen sống thế này rồi. Trước khi cậu đến ta vẫn còn nghĩ rằng mình đã bỏ phí quá nhiều ngày giờ ở đây, trong khi các bạn ta dọn đi nơi khác rồi hoặc họ làm ăn khấm khá, hoặc thất bát. Ta lấy thế làm buồn. Nhưng rồi nhận ra rằng mình nghĩ sai: tầm cỡ cửa tiệm này đúng như ta mong muốn. Ta không muốn sửa đổi gì nữa cả chỉ vì không biết sửa đổi thế nào. Ta đã quá quen sống thế này rồi.”
Vì chàng trai không biết trả lời sao nên ông nói tiếp: “Cậu đúng là phước lành Thượng đế ban cho ta. Ngay nay ta mới hiểu nếu cự tuyệt thì phước lành sẽ thành mối họa. Ta thật không còn mong ước gì cho đời mình nữa. Nhưng cậu lại ép ta nhìn thấy sự giàu sang phú quý và vô vàn chân trời mới lạ ta chưa hề biết. Bây giờ thấy những thứ ấy rồi và thấy cả khả năng vô hạn của ta nữa thì ta lại cảm thấy mình khốn khổ hơn vì biết rằng muốn thì sẽ được, thế mà ta lại không muốn”.
“May mà hồi đó mình không nói gì với anh chàng bán kem”, cậu thầm nghĩ.
Mặt trời bắt đầu lặn mà họ vẫn ngồi hút Nargileh thêm một chặp nữa. Họ trò chuyện tiếp và chàng trai hài lòng vì nói được tiếng Arập. Có một thời cậu đã nghĩ rằng lũ cừu có thể dạy được cho cậu biết mọi thứ trên đời, nhưng tiếng Arập thì chúng không dạy cậu được.
“Chắc chắn trên đời này còn nhiều thứ lũ cừu không dạy mình nổi”, cậu lặng thinh ngẫm nghĩ và quan sát người chủ tiệm. “Nói cho cùng thì chúng chỉ lo tìm cái ăn và nước uống. Có thể nói không phải chúng dạy mình mà chính là do mình học được”.
“MAKTUB”, chủ tiệm lên tiếng
“Nghĩa là gì?”
“Phải là người Arập mới hiểu được”, ông đáp. “Nhưng tạm dịch ra thế này: Trong kinh thánh Koran có viết…”
Rồi trong khi dập tắt than trong Nargileh ông bảo rằng từ nay cậu có thể bán trà trong li cà phê được đấy. Đôi khi không có cách gì ngăn được dòng đời.
The Alchemist
by Paulo Coelho
Chapter 4
The crystal merchant awoke with the day, and felt the same anxiety that he felt every morning. He had been in the same place for thirty years: a shop at the top of a hilly street where few customers passed. Now it was too late to change anything—the only thing he had ever learned to do was to buy and sell crystal glassware. There had been a time when many people knew of his shop: Arab merchants, French and English geologists, German soldiers who were always well-heeled. In those days it had been wonderful to be selling crystal, and he had thought how he would become rich, and have beautiful women at his side as he grew older.
But, as time passed, Tangier had changed. The nearby city of Ceuta had grown faster than Tangier, and business had fallen off. Neighbors moved away, and there remained only a few small shops on the hill. And no one was going to climb the hill just to browse through a few small shops.
But the crystal merchant had no choice. He had lived thirty years of his life buying and selling crystal pieces, and now it was too late to do anything else.
He spent the entire morning observing the infrequent comings and goings in the street. He had done this for years, and knew the schedule of everyone who passed. But, just before lunchtime, a boy stopped in front of the shop. He was dressed normally, but the practiced eyes of the crystal merchant could see that the boy had no money to spend. Nevertheless, the merchant decided to delay his lunch for a few minutes until the boy moved on.
A card hanging in the doorway announced that several languages were spoken in the shop. The boy saw a man appear behind the counter.
“I can clean up those glasses in the window, if you want,” said the boy. “The way they look now, nobody is going to want to buy them.”
The man looked at him without responding.
“In exchange, you could give me something to eat.”
The man still said nothing, and the boy sensed that he was going to have to make a decision. In his pouch, he had his jacket—he certainly wasn’t going to need it in the desert. Taking the jacket out, he began to clean the glasses. In half an hour, he had cleaned all the glasses in the window, and, as he was doing so, two customers had entered the shop and bought some crystal.
When he had completed the cleaning, he asked the man for something to eat. “Let’s go and have some lunch,” said the crystal merchant.
He put a sign on the door, and they went to a small caf?nearby. As they sat down at the only table in the place, the crystal merchant laughed.
“You didn’t have to do any cleaning,” he said. “The Koran requires me to feed a hungry person.”
“Well then, why did you let me do it?” the boy asked.
“Because the crystal was dirty. And both you and I needed to cleanse our minds of negative thoughts.”
When they had eaten, the merchant turned to the boy and said, “I’d like you to work in my shop. Two customers came in today while you were working, and that’s a good omen.”
People talk a lot about omens, thought the shepherd. But they really don’t know what they’re saying. Just as I hadn’t realized that for so many years I had been speaking a language without words to my sheep.
“Do you want to go to work for me?” the merchant asked.
“I can work for the rest of today,” the boy answered. “I’ll work all night, until dawn, and I’ll clean every piece of crystal in your shop. In return, I need money to get to Egypt tomorrow.”
The merchant laughed. “Even if you cleaned my crystal for an entire year… even if you earned a good commission selling every piece, you would still have to borrow money to get to Egypt. There are thousands of kilometers of desert between here and there.”
There was a moment of silence so profound that it seemed the city was asleep. No sound from the bazaars, no arguments among the merchants, no men climbing to the towers to chant. No hope, no adventure, no old kings or destinies, no treasure, and no Pyramids. It was as if the world had fallen silent because the boy’s soul had. He sat there, staring blankly through the door of the caf? wishing that he had died, and that everything would end forever at that moment.
The merchant looked anxiously at the boy. All the joy he had seen that morning had suddenly disappeared.
“I can give you the money you need to get back to your country, my son,” said the crystal merchant.
The boy said nothing. He got up, adjusted his clothing, and picked up his pouch.
“I’ll work for you,” he said.
And after another long silence, he added, “I need money to buy some sheep.”
Part Two
The boy had been working for the crystal merchant for almost a month, and he could see that it wasn’t exactly the kind of job that would make him happy. The merchant spent the entire day mumbling behind the counter, telling the boy to be careful with the pieces and not to break anything.
But he stayed with the job because the merchant, although he was an old grouch, treated him fairly; the boy received a good commission for each piece he sold, and had already been able to put some money aside. That morning he had done some calculating: if he continued to work every day as he had been, he would need a whole year to be able to buy some sheep.
“I’d like to build a display case for the crystal,” the boy said to the merchant. “We could place it outside, and attract those people who pass at the bottom of the hill.”
“I’ve never had one before,” the merchant answered. “People will pass by and bump into it, and pieces will be broken.”
“Well, when I took my sheep through the fields some of them might have died if we had come upon a snake. But that’s the way life is with sheep and with shepherds.”
The merchant turned to a customer who wanted three crystal glasses. He was selling better than ever… as if time had turned back to the old days when the street had been one of Tangier’s major attractions.
“Business has really improved,” he said to the boy, after the customer had left. “I’m doing much better, and soon you’ll be able to return to your sheep. Why ask more out of life?”
“Because we have to respond to omens,” the boy said, almost without meaning to; then he regretted what he had said, because the merchant had never met the king.
“It’s called the principle of favorability, beginner’s luck. Because life wants you to achieve your destiny,” the old king had said.
But the merchant understood what the boy had said. The boy’s very presence in the shop was an omen, and, as time passed and money was pouring into the cash drawer, he had no regrets about having hired the boy. The boy was being paid more money than he deserved, because the merchant, thinking that sales wouldn’t amount to much, had offered the boy a high commission rate. He had assumed he would soon return to his sheep.
“Why did you want to get to the Pyramids?” he asked, to get away from the business of the display.
“Because I’ve always heard about them,” the boy answered, saying nothing about his dream. The treasure was now nothing but a painful memory, and he tried to avoid thinking about it.
“I don’t know anyone around here who would want to cross the desert just to see the Pyramids,” said the merchant. “They’re just a pile of stones. You could build one in your backyard.”
“You’ve never had dreams of travel,” said the boy, turning to wait on a customer who had entered the shop.
Two days later, the merchant spoke to the boy about the display.
“I don’t much like change,” he said. “You and I aren’t like Hassan, that rich merchant. If he makes a buying mistake, it doesn’t affect him much. But we two have to live with our mistakes.”
That’s true enough, the boy thought, ruefully.
“Why did you think we should have the display?”
“I want to get back to my sheep faster. We have to take advantage when luck is on our side, and do as much to help it as it’s doing to help us. It’s called the principle of favorability. Or beginner’s luck.”
The merchant was silent for a few moments. Then he said, “The Prophet gave us the Koran, and left us just five obligations to satisfy during our lives. The most important is to believe only in the one true God. The others are to pray five times a day, fast during Ramadan, and be charitable to the poor.”
He stopped there. His eyes filled with tears as he spoke of the Prophet. He was a devout man, and, even with all his impatience, he wanted to live his life in accordance with Muslim law.
“What’s the fifth obligation?” the boy asked.
“Two days ago, you said that I had never dreamed of travel,” the merchant answered. “The fifth obligation of every Muslim is a pilgrimage. We are obliged, at least once in our lives, to visit the holy city of Mecca.
“Mecca is a lot farther away than the Pyramids. When I was young, all I wanted to do was put together enough money to start this shop. I thought that someday I’d be rich, and could go to Mecca. I began to make some money, but I could never bring myself to leave someone in charge of the shop; the crystals are delicate things. At the same time, people were passing my shop all the time, heading for Mecca. Some of them were rich pilgrims, traveling in caravans with servants and camels, but most of the people making the pilgrimage were poorer than I.
“All who went there were happy at having done so. They placed the symbols of the pilgrimage on the doors of their houses. One of them, a cobbler who made his living mending boots, said that he had traveled for almost a year through the desert, but that he got more tired when he had to walk through the streets of Tangier buying his leather.”
“Well, why don’t you go to Mecca now?” asked the boy.
“Because it’s the thought of Mecca that keeps me alive. That’s what helps me face these days that are all the same, these mute crystals on the shelves, and lunch and dinner at that same horrible caf? I’m afraid that if my dream is realized, I’ll have no reason to go on living.
“You dream about your sheep and the Pyramids, but you’re different from me, because you want to realize your dreams. I just want to dream about Mecca. I’ve already imagined a thousand times crossing the desert, arriving at the Plaza of the Sacred Stone, the seven times I walk around it before allowing myself to touch it. I’ve already imagined the people who would be at my side, and those in front of me, and the conversations and prayers we would share. But I’m afraid that it would all be a disappointment, so I prefer just to dream about it.”
That day, the merchant gave the boy permission to build the display. Not everyone can see his dreams come true in the same way.
Two more months passed, and the shelf brought many customers into the crystal shop. The boy estimated that, if he worked for six more months, he could return to Spain and buy sixty sheep, and yet another sixty. In less than a year, he would have doubled his flock, and he would be able to do business with the Arabs, because he was now able to speak their strange language. Since that morning in the marketplace, he had never again made use of Urim and Thummim, because Egypt was now just as distant a dream for him as was Mecca for the merchant. Anyway, the boy had become happy in his work, and thought all the time about the day when he would disembark at Tarifa as a winner.
“You must always know what it is that you want,” the old king had said. The boy knew, and was now working toward it. Maybe it was his treasure to have wound up in that strange land, met up with a thief, and doubled the size of his flock without spending a cent.
He was proud of himself. He had learned some important things, like how to deal in crystal, and about the language without words… and about omens. One afternoon he had seen a man at the top of the hill, complaining that it was impossible to find a decent place to get something to drink after such a climb. The boy, accustomed to recognizing omens, spoke to the merchant.
“Let’s sell tea to the people who climb the hill.”
“Lots of places sell tea around here,” the merchant said.
“But we could sell tea in crystal glasses. The people will enjoy the tea and want to buy the glasses. I have been told that beauty is the great seducer of men.”
The merchant didn’t respond, but that afternoon, after saying his prayers and closing the shop, he invited the boy to sit with him and share his hookah, that strange pipe used by the Arabs.
“What is it you’re looking for?” asked the old merchant.
“I’ve already told you. I need to buy my sheep back, so I have to earn the money to do so.”
The merchant put some new coals in the hookah, and inhaled deeply.
“I’ve had this shop for thirty years. I know good crystal from bad, and everything else there is to know about crystal. I know its dimensions and how it behaves. If we serve tea in crystal, the shop is going to expand. And then I’ll have to change my way of life.”
“Well, isn’t that good?”
“I’m already used to the way things are. Before you came, I was thinking about how much time I had wasted in the same place, while my friends had moved on, and either went bankrupt or did better than they had before. It made me very depressed. Now, I can see that it hasn’t been too bad. The shop is exactly the size I always wanted it to be. I don’t want to change anything, because I don’t know how to deal with change. I’m used to the way I am.”
The boy didn’t know what to say. The old man continued, “You have been a real blessing to me. Today, I understand something I didn’t see before: every blessing ignored becomes a curse. I don’t want anything else in life. But you are forcing me to look at wealth and at horizons I have never known. Now that I have seen them, and now that I see how immense my possibilities are, I’m going to feel worse than I did before you arrived. Because I know the things I should be able to accomplish, and I don’t want to do so.”
It’s good I refrained from saying anything to the baker in Tarifa, thought the boy to himself.
They went on smoking the pipe for a while as the sun began to set. They were conversing in Arabic, and the boy was proud of himself for being able to do so. There had been a time when he thought that his sheep could teach him everything he needed to know about the world. But they could never have taught him Arabic.
There are probably other things in the world that the sheep can’t teach me, thought the boy as he regarded the old merchant. All they ever do, really, is look for food and water. And maybe it wasn’t that they were teaching me, but that I was learning from them.
“Maktub,” the merchant said, finally.
“What does that mean?”
“You would have to have been born an Arab to understand,” he answered. “But in your language it would be something like ‘It is written.’ ”
And, as he smothered the coals in the hookah, he told the boy that he could begin to sell tea in the crystal glasses. Sometimes, there’s just no way to hold back the river.