Cái Chết Của Một Viên Chức – The Death Of A Goverment Clerk
Cái Chết Của Một Viên Chức
Anton Pavlovich Chekhox
Vào một buổi tối đẹp trời, Ivan Dmitritch Tchervviakov, một viên chức tư pháp cũng đẹp người không kém, ngồi ở hàng ghế bành thứ hai, nhìn lên sân khấu qua ống nhòm xem vở ” Chuông Corneville ” (1) . Anh cảm thấy trong lòng khoan khoái vô cùng. Bỗng dưng… Trong các truyện thường hay thấy ” bỗng dưng “. Các tác giả đều có lý, cuộc đời luôn đầy rẫy những chuyện bất ngờ. Bỗng dưng, mặt anh nhăn nhó, mắt hoa lên, hơi thở nghẹn lại. Anh bỏ ống nhòm qua, khom người xuống và … hách xì! Anh đã hắt hơi, như các bạn thấy đấy.
Không ai bị cấm hắt hơi, dù ở đâu cũng vậy. Người nông dân hắt hơi, cảnh sát trưởng hắt hơi, và có khi, các viên chức cũng hắt hơi. Mọi người đều hắt hơi cả thôi. Tcherviakov chẳng tỏ ra ngượng ngùng gì, lấy khăn tay ra lau, và làm người lịch sự, anh nhìn quanh xem thử mình hắt hơi như thế có làm phiền ai không.
Ngay lúc đó anh cảm thấy bối rối. Anh nhìn thấy một người có tuổi, ngồi ở hàng ghế đầu tiên trước anh, vừa càu nhàu vừa lấy găng tay cẩn thận lau cổ và cái đầu hói. Vị có tuổi này, Tcherviakov nhận ra là Brizjalov, quan chức cao cấp ở Tổng cục đường sắt,hàng ngũ cấp tướng.
” Mình đã làm bắn nước bọt vào ông ấy rồi “, Tcherviakov tự nhủ. ” Không phải thủ trưởng của mình, ông ấy ở đơn vị khác nhưng dù sao cũng rầy rà lắm. Phải xin lỗi mới được.”
Tcherviakov đằng hắng, hơi cúi người ra trước và thì thào vào tai vị tướng:
– Thưa Ngài, ngài thứ lỗi cho, tôi trót làm bắn nước bọt vào ngài, tôi không cố ý.
– Không hề gì, không hề gì!
– Xin ngài tha lỗi cho! Tôi… tôi không muốn thế đâu ạ!
– Thôi được rồi! Yên cho tôi nghe chứ!
Tcherviakov bối rối, mỉm cười ngây ngô và ngồi xem tiếp. Anh vẫn xem nhưng không còn cảm thấy khoan khoái, lòng cứ thấy lo âu. Đến giờ giải lao, anhmon men tới gần chỗ Brizjalov, loanh quanh một lúc rồi đánh bạo lắp bắp nói:
– Thưa ngài, tôi lỡ hắt hơi vào ngài. Xin ngài tha lỗi cho…Chẳng phải là…
– Ôi! Đủ rồi! Tôi đã quên chuyện đó mà anh cứ lãi nhãi nhắc lại mãi, viên tướng bực dọc nói, môi dưới trề ra.
Ông nói đã quên, mà trong mắt ông lộ rõ vẻ cáu kỉnh, Tcherviakov nghĩ, và nhìn viên tướng tỏ vẻ nghi ngại. Ông cũng chẳng muốn nói chuyện. Cần phải giải thích cho ông ấy hiểu là mình chẳng cố ý, chỉ là quy luật tự nhiên thôi, không thì ông ấy nghĩ là mình muốn nhổ nước bọt vào ông ấy… Nếu bây giờ ông ấy không nghĩ thế, thì sau này ông có thể nghĩ…
Về đến nhà, Tcherviakov kể cho vợ nghe chuyện bất nhã vô tình của mình. Ông thấy vợ chẳng quan tâm lắm chuyện đó. Bà hơi lo ngại nhưng khi biết viên tướng ở cơ quan khác thì yên tâm trở lại.
– Dù sao ông cũng nên đến xin lỗi ông ấy, bà bảo ông. Không thì ông ấy nghĩ là ông không biết cư xử đúng mực nơi công cộng.
– Chính là thế… Tôi đã xin lỗi nhưng thái độ ông ấy lạ lắm. Ông không nói một lời nào phải lẽ. Mà cũng đâu có thời gian để nói chuyện.
Ngày hôm sau, Tcherviakov mặc bộ lễ phục mới, hớt tóc tử tế rồi đi đến chỗ Brizjalov để thanh minh.
Bước vào phòng khách, anh thấy có nhiều người ở đó và, ngồi giữa những người xin gặp, viên tướng bắt đầu nghe những lời thỉnh cầu. Sau khi hỏi vài người, Brizjalov đưa mắt nhìn Tcherviakov.
– ” Ngày hôm qua, tại rạp Arcadie, nếu ngài còn nhớ”, anh viên chức bắt đầu lên tiếng, kiểu như đang đọc báo cáo, ” tôi đã vô ý hắt hơi vào ngài. Xin ngài tha… ”
– Thật vớ vẩn… Thiệt tình…, viên tướng nói…Anh muốn gì nào? Ông hỏi sang người khác.
Ông chẳng muốn nói với mình! Tcherviakov tự nhủ, mặt tái xanh. Như vậy là ông đang giận. Không, không thể để xảy ra như thế! Mình phải giải thích rõ!
Khi viên tướng xong việc với người cuối cùng và định quay vào bên trong, Tcherviakov tiến bước về phía ông và lắp bắp nói:
– Thưa ngài, sở dĩ tôi xin quấy rầy ngài, chính xác chỉ vì tôi hối hận lắm ạ. Tôi chẳng cố ý làm như thế đâu ạ. Chắc ngài cũng đã rõ.
Viên tướng cau mặt, khoát tay.
– Này anh kia, anh muốn giễu cợt tôi đấy hả? Viên tướng nói, và đi khuất vào sau cánh cửa.
– Sao lại có chuyện giễu cợt ở đây? Tcherviakov nghĩ. Không có đùa cợt gì cả. Ông là tướng và không chịu hiểu. Đã thế thì mình không đến gặp người cao ngạo này để xin lỗi nữa. Quỷ tha ma bắt ông ấy! Mình sẽ viết thư, nhưng sẽ không đến. Chắc chắn vậy, mình sẽ không đến gặp!
Tcherviakov nghĩ như vậy trên đường đi về nhà, nhưng rồi anh không viết thư cho ông tướng. Anh nghĩ mãi, nghĩ hoài mà vẫn không biết phải viết cái gì, thế là sáng hôm sau anh vẫn phải đến đích thân xin lỗi.
– Hôm qua tôi đã đến làm phiền ngài, anh ấp úng nói khi ông tướng nhìn anh dò hỏi, không phải để giễu cợt, như ngài nói. Tôi xin lỗi vì đã hắt hơi làm bắn nước bọt vào ngài. Tôi không nghĩ đến chuyện giễu cợt. Sao tôi dám làm thế được? Nếu cười cợt là tỏ ra thiếu tôn trọng với những bậc bề trên!
– Cút đi! viên tướng bỗng quát to, mặt tái xanh, người run lên.
– Làm sao ạ, thưa ngài? Tcherviakov thì thào, khiếp sợ.
– Cút xéo đi! viên tướng giậm chân lặp lại.
Trong bụng của Tcherviakov như có cái gì vừa bung ra. Không thấy gì, không nghe gì, anh thụt lùi ra phía cửa và chậm rãi lê gót về nhà. Về đến nhà, chẳng buồn cởi bộ lễ phục, người viên chức nằm ngả mình trên ghế dài … và tắt thở.
_______________________________________________
(1) Les Cloches de Corneville, vở nhạc kịch ba hồi của Robert Planquette ( 1848-1903), diễn lần đầu tại rạp Théâtre des Folies-Dramatique, ở Paris, ngày 19/4/1877.
THÂN TRỌNG SƠN
Dịch từ bản tiếng Pháp
La mort d’un fonctionnaire
( trích L’homme à l’étui
Traduit du russe par Denis Roche )
(English Version)
The Death Of A Government Clerk
Anton Chekhov
In this story, Chekhov takes a critical poke at the overtly hierarchical order of Russian society, where “lowly” workers and clerks often endured humiliating and ingratiating discomforts to please “superiors.”
This story is also known under the alternate title The Death of a Civil Servant.
ONE fine evening, a no less fine government clerk called Ivan Dmitritch Tchervyakov was sitting in the second row of the stalls, gazing through an opera glass at the Cloches de Corneville. He gazed and felt at the acme of bliss. But suddenly. . . . In stories one so often meets with this “But suddenly.” The authors are right: life is so full of surprises! But suddenly his face puckered up, his eyes disappeared, his breathing was arrested . . . he took the opera glass from his eyes, bent over and . . . “Aptchee!!” he sneezed as you perceive. It is not reprehensible for anyone to sneeze anywhere. Peasants sneeze and so do police superintendents, and sometimes even privy councillors. All men sneeze. Tchervyakov was not in the least confused, he wiped his face with his handkerchief, and like a polite man, looked round to see whether he had disturbed any one by his sneezing. But then he was overcome with confusion. He saw that an old gentleman sitting in front of him in the first row of the stalls was carefully wiping his bald head and his neck with his glove and muttering something to himself. In the old gentleman, Tchervyakov recognised Brizzhalov, a civilian general serving in the Department of Transport.
“I have spattered him,” thought Tchervyakov, “he is not the head of my department, but still it is awkward. I must apologise.”
Tchervyakov gave a cough, bent his whole person forward, and whispered in the general’s ear.
“Pardon, your Excellency, I spattered you accidentally. . . .”
“Never mind, never mind.”
“For goodness sake excuse me, I . . . I did not mean to.”
“Oh, please, sit down! let me listen!”
Tchervyakov was embarrassed, he smiled stupidly and fell to gazing at the stage. He gazed at it but was no longer feeling bliss. He began to be troubled by uneasiness. In the interval, he went up to Brizzhalov, walked beside him, and overcoming his shyness, muttered:
“I spattered you, your Excellency, forgive me . . . you see . . . I didn’t do it to . . . .”
“Oh, that’s enough . . . I’d forgotten it, and you keep on about it!” said the general, moving his lower lip impatiently.
“He has forgotten, but there is a fiendish light in his eye,” thought Tchervyakov, looking suspiciously at the general. “And he doesn’t want to talk. I ought to explain to him . . . that I really didn’t intend . . . that it is the law of nature or else he will think I meant to spit on him. He doesn’t think so now, but he will think so later!”
On getting home, Tchervyakov told his wife of his breach of good manners. It struck him that his wife took too frivolous a view of the incident; she was a little frightened, but when she learned that Brizzhalov was in a different department, she was reassured.
“Still, you had better go and apologise,” she said, “or he will think you don’t know how to behave in public.”
“That’s just it! I did apologise, but he took it somehow queerly . . . he didn’t say a word of sense. There wasn’t time to talk properly.”
Next day Tchervyakov put on a new uniform, had his hair cut and went to Brizzhalov’s to explain; going into the general’s reception room he saw there a number of petitioners and among them the general himself, who was beginning to interview them. After questioning several petitioners the general raised his eyes and looked at Tchervyakov.
“Yesterday at the Arcadia, if you recollect, your Excellency,” the latter began, “I sneezed and . . . accidentally spattered . . . Exc. . . .”
“What nonsense. . . . It’s beyond anything! What can I do for you,” said the general addressing the next petitioner.
“He won’t speak,” thought Tchervyakov, turning pale; “that means that he is angry. . . . No, it can’t be left like this. . . . I will explain to him.”
When the general had finished his conversation with the last of the petitioners and was turning towards his inner apartments, Tchervyakov took a step towards him and muttered:
“Your Excellency! If I venture to trouble your Excellency, it is simply from a feeling I may say of regret! . . . It was not intentional if you will graciously believe me.”
The general made a lachrymose face, and waved his hand.
“Why, you are simply making fun of me, sir,” he said as he closed the door behind him.
“Where’s the making fun in it?” thought Tchervyakov, “there is nothing of the sort! He is a general, but he can’t understand. If that is how it is I am not going to apologise to that fanfaron any more! The devil take him. I’ll write a letter to him, but I won’t go. By Jove, I won’t.”
So thought Tchervyakov as he walked home; he did not write a letter to the general, he pondered and pondered and could not make up that letter. He had to go next day to explain in person.
“I ventured to disturb your Excellency yesterday,” he muttered, when the general lifted enquiring eyes upon him, “not to make fun as you were pleased to say. I was apologising for having spattered you in sneezing. . . . And I did not dream of making fun of you. Should I dare to make fun of you, if we should take to making fun, then there would be no respect for persons, there would be. . . .”
“Be off!” yelled the general, turning suddenly purple, and shaking all over.
“What?” asked Tchervyakov, in a whisper turning numb with horror.
“Be off!” repeated the general, stamping.
Something seemed to give way in Tchervyakov’s stomach. Seeing nothing and hearing nothing he reeled to the door, went out into the street, and went staggering along. . . . Reaching home mechanically, without taking off his uniform, he lay down on the sofa and died.