Cái Mề Đay Lồng Ảnh – The Locket

 

Cái Mề Đay Lồng Ảnh

Kate Chopin

Một đêm mùa thu có mấy người đàn ông tụ tập quanh một bếp lửa trên một triền đồi. Họ thuộc một chi đội thuộc lực lượng liên bang đang chờ lệnh hành quân. Những bộ quân phục xám của họ đã sờn trước thời hạn. Một trong mấy người đàn ông đang hơ cái gì đó trong chiếc ca thiếc trên những cục than hồng trong bếp lửa đang tàn. Hai người đang nằm sải dài cách đó một chút, trong khi người thứ tư đang cố đọc một lá thư và đã xích lại gần phía sáng. Anh đã nới lỏng cổ áo và mấy khuy áo sơ mi vải.

“Mày đeo cái gì trên cổ vậy, Ned?”, một trong hai người nằm trong phía tối hỏi.

Ned – hay còn gọi là Edmond – bất giác gài một nút áo sơ mi và không trả lời. Anh tiếp tục đọc lá thư của anh.

“Đó là ảnh người yêu của mày hả?”.

“Chả phải là ảnh cô nào”, người đàn ông ngồi chỗ bếp lửa trả lời. Anh ta đã thôi hơ cái ca thiếc và đang bận khuấy chất lỏng cáu bẩn trong ca bằng một cái que nhỏ. “Đó là một cái bùa mà một linh mục đã cho nó để tránh rắc rối. Tao biết những người Công giáo lắm. Vì vậy mà gã người Pháp này không bị một vết xước nào từ khi nhập ngũ. Ê thằng Pháp, tao nói đúng không?”. Edmond lơ đãng rời mắt khỏi lá thư nhìn lên.

“Gì thế?”, chàng hỏi.

“Vật mày đeo trên cổ có phải là bùa không?”.

“Chắc chắn là bùa rồi, Nick”, Edmond đáp với một nụ cười. “Tôi không biết làm sao có thể sống qua một năm rưỡi nay nếu không có nó”.

Lá thư làm Edmond nhớ người yêu và nhớ nhà. Chàng duỗi người nằm ngửa nhìn lên những vì sao lấp lánh. Nhưng chàng không nghĩ về chúng hay về điều gì khác ngoại trừ về một ngày mùa xuân khi những con ong bay vo ve trong những bụi cây ông lão; khi một nàng con gái nói lời từ biệt với chàng. Chàng có thể thấy nàng cởi khỏi cổ mình sợi dây chuyền lồng ảnh để đeo lên cổ chàng. Đó là một sợi dây chuyền vàng có mặt mề đay lồng ảnh kiểu cũ có hình ảnh nhỏ bé của cha mẹ nàng cùng tên và ngày tháng kết hôn của họ. Đó là tài sản quý giá nhất của nàng. Edmond một lần nữa có thể cảm thấy những nếp gấp của chiếc áo dài màu trắng mềm mại của nàng, và thấy những nếp rũ của đôi tay áo thiên thần khi nàng choàng đôi tay thanh tân của nàng trên cổ chàng. Gương mặt thuần khiết của nàng, quyến rũ, cảm động, có vẻ đau khổ vì nỗi đau chia lìa, hiện trước mặt chàng sống động như cuộc đời. Chàng trở mình, vùi mặt vào cánh tay và nằm yên bất động.

 

Đêm thăm thẳm với vẻ ngoài yên tĩnh bình lặng của nó ngự trị trên trại của mấy người lính. Chàng mơ thấy nàng Octavie xinh đẹp mang lại cho chàng một lá thư. Chàng không có ghế để mời nàng ngồi và đau khổ, ngượng ngùng vì trang phục của chàng. Chàng xấu hổ vì thức ăn đạm bạc của bữa ăn tối mà chàng mời nàng cùng ăn với họ.

Chàng mơ thấy một con rắn quấn quanh cổ chàng, và khi chàng gắng bắt lấy nó thì con vật nhầy nhụa trượt khỏi tay chàng. Lúc ấy giấc mơ của chàng là những tiếng la.

“Dậy đi, mấy đứa vô dụng, mày! Thằng Pháp!”, Nick đang quát vào mặt chàng. Hình như có sự dịch chuyển dồn dập khác thường. Triền đồi bừng lên tiếng ồn ào và chuyển động; với những nguồn sáng đột ngột lóe lên giữa những cây thông. Ở phía đông bình minh vừa lên từ bóng tối. Tuy vậy ánh sáng của nó còn mờ nhạt trên đồng bằng phía dưới.

“Có chuyện gì vậy?”, một con chim đen lớn đậu trên đỉnh ngọn cây cao nhất thắc mắc. Nó là một con chim già thông minh và cô đơn, tuy nhiên nó lại không đủ thông minh để đoán chuyện gì xảy ra. Vậy là suốt ngày nó cứ hấp háy mắt và thắc mắc.

Tiếng động vang xa trên đồng bằng, vượt qua những ngọn đồi và đánh thức những em bé đang ngủ trong nôi của chúng. Khói cuộn lên về hướng mặt trời và phủ mờ đồng bằng, vì thế những con chim ngu ngốc nghĩ rằng trời sẽ mưa, nhưng con chim thông minh thì biết tốt hơn.

“Chúng là những đứa bé đang chơi trò chơi”, nó nghĩ. “Mình sẽ biết nhiều hơn về trò này nếu mình nhìn đủ lâu”.

Khi đêm xuống, tất cả đoàn quân biến mất cùng với tiếng náo động và khói. Lúc ấy con chim già rỉa lông. Cuối cùng nó đã hiểu! Với cú vỗ đôi cánh đen lớn, nó lao xuống, lượn vòng về phía đồng bằng.

Một người đàn ông đang len lỏi đi trên bình nguyên. Ông ta mặc quần áo tu sĩ. Nhiệm vụ của ông là thuyết giáo động viên những người gục ngã trên mặt đất đang hấp hối. Một người da đen đi cùng ông, xách theo một xô nước và một bình rượu.

Ở đây không còn những người bị thương, họ đã được đưa đi. Nhưng cuộc rút lui đã vội vàng, những con kền kền và những người cứu giúp sẽ phải nhìn những người chết còn lại.

Có một người lính – chỉ là một cậu trai – đang nằm ngửa mặt lên trời. Hai bàn tay cậu ta đang nắm cụm cỏ ở hai bên mình, những móng tay của cậu ta dính đất và cỏ mà cậu ta đã cào cấu trong cơn hấp hối. Khẩu súng của cậu ta đã mất; cậu ta không có mũ, mặt và quần áo thì nhọ nhem. Quanh cổ cậu ta là một sợi dây chuyền có chiếc mề đay đựng ảnh. Vị linh mục khom mình xuống cậu ta, cởi sợi dây chuyền khỏi cổ người lính đã chết. Ông đã quen thuộc với những nỗi kinh hoàng của chiến tranh và có thể đối diện chúng không ngần ngại, nhưng tính chất bi ai của nó, cách nào đó, luôn luôn mang lại những giọt lệ cho đôi mắt già, mờ của ông.

Hồi chuông cầu kinh đang vang lên ở cách đó nửa dặm. Vị linh mục và người da đen quỳ xuống cùng thì thầm bài kinh buổi tối và cầu nguyện cho người chết.


Sự bình yên và vẻ đẹp của một ngày mùa xuân đã về trên trái đất như một lời chúc phúc. Dọc theo con đường đầy lá men theo một dòng suối hẹp uốn khúc ở miền trung Louisiana, vang lên tiếng lộc cộc của một chiếc xe ngựa kiểu cũ, trông xấu hơn bình thường nhiều vì đã sử dụng trên những con đường quê gồ ghề khúc khuỷu. Những con ngựa đen, béo mập đi bước chậm, bất chấp sự thúc giục của người đánh xe đen, mập. Ngồi trong xe là nàng Octavie xinh đẹp và người bạn láng giềng của nàng, thẩm phán Pillier, là người đã đến để đưa nàng đi dạo buổi sáng.

Octavie mặc chiếc áo dài đen mộc mạc. Một chiếc thắt lưng hẹp bản thắt nơi eo và những ống tay áo được thu lại bằng hai chiếc băng vòng cổ tay. Nàng đã thôi mặc chiếc váy phồng và trông giống như một nữ tu. Bên dưới những nếp gấp phía trên vạt áo là chiếc mề đay cũ. Bây giờ nàng không hề để lộ nó ra. Trong mắt nàng nó đã trở thành thiêng liêng, quý giá như những vật kỷ niệm đồng nhất với khoảnh khắc đầy ý nghĩa về sự tồn tại của một con người.

Nàng đã đọc cả trăm lần lá thư kèm theo chiếc mề đay gửi về trả cho nàng. Nàng lại mới vừa nghiền ngẫm nó. Khi nàng ngồi bên cửa sổ, vuốt lá thư đặt trên đầu gối, mùi cây cỏ hăng hăng thoảng qua nàng cùng tiếng hót véo von của những con chim và tiếng râm ran của côn trùng trong không khí.

Nàng quá trẻ và thế giới thì quá đẹp đến nỗi nàng có cảm giác phi thực khi nàng đọc đi đọc lại lá thư của vị linh mục. Ông kể ngày mùa thu hôm đó đang sắp hết, với ánh sáng vàng và đỏ mờ dần ở phương tây, và đêm đang phủ bóng tối của nó lên những khuôn mặt người chết. Ô! Nàng không thể tin nổi một trong những người chết đó là người yêu của nàng! Với khuôn mặt ngẩng lên bầu trời xám trong vẻ khổ đau khẩn khoản. Một sự phản kháng phát sinh nơi nàng. Mùa xuân hiện diện làm gì với những bông hoa và hương trời quyến rũ của nó nếu chàng đã chết! Nàng ở đây làm gì? Nàng phải làm gì đây với cuộc đời và sự sống?

Octavie đã trải qua nhiều thời điểm tuyệt vọng, nhưng nàng luôn có sự nhẫn nhục thiêng liêng, và sự nhẫn nhục bao bọc nàng như một chiếc áo choàng.

“Mình sẽ già đi, buồn và lặng lẽ như dì Tavie tội nghiệp”, nàng thì thầm với mình khi gấp lá thư cất lại trong quyển sổ. Nàng đã khoác cho mình chút dáng vẻ nghiêm trang như dì Tavie của nàng. Nàng đi chậm bắt chước vô thức dì Tavie là người mà nỗi buồn đau tuổi trẻ đã lấy đi những niềm vui mặc cho dì sống trong những ám ảnh của ảo giác tuổi trẻ.
Khi nàng ngồi trong cỗ xe cũ kỹ bên cạnh người cha của người yêu đã chết của nàng, một lần nữa cảm giác kinh khủng về sự mất mát đã thường đến với nàng trước đây lại đến với Octavie. Linh hồn của tuổi trẻ nàng kêu gào đòi quyền của nó trong cái thế giới lộng lẫy hân hoan. Nàng dựa lưng về phía sau và kéo mạng che mặt lại kỹ hơn. Đó là một chiếc mạng che mặt cũ màu đen của dì Tavie. Một luồng bụi từ đường tạt vào, nàng lau gò má và mắt nàng với chiếc khăn tay trắng, mềm, một chiếc khăn tay tự may ở nhà, làm từ một trong những chiếc váy vải mút-xơ-lin mềm mại cũ của nàng.

“Cháu giúp cho bác một việc nhé, Octavie”, ông thẩm phán yêu cầu bằng giọng hòa nhã cố hữu, “là gỡ tấm mạng che mặt cháu đang mang. Có vẻ nó không hòa hợp với vẻ đẹp và sự hứa hẹn của ngày hôm nay”.

Cô gái trẻ vâng lời yêu cầu của người đồng hành lớn tuổi và nới lỏng tấm mạng buồn bã, vướng víu khỏi cái mũ của nàng, gấp lại gọn gàng và để nó lên chiếc ghế trước mặt nàng.

“A! Như thế thì tốt hơn, tốt hơn nhiều!”, ông nói bằng một giọng diễn tả một sự nhẹ nhõm vô tận không kềm chế. “Đừng bao giờ đeo lại nó nữa, con nhé!”. Octavie cảm thấy một chút đau, như thể ông muốn ngăn cản nàng chia sẻ gánh nặng ưu phiền đã đè trên họ. Một lần nữa nàng đưa lên chiếc khăn tay mút-xơ-lin cũ.

Họ đã rời đường lớn và rẽ vào một khoảng đất bằng vốn là một đồng cỏ cũ. Có những cụm cây gai đây đó, tuyệt đẹp trong ánh sáng mùa xuân. Vài con bò đang gặm cỏ ở xa xa nơi mà cỏ thì cao và ngọt. Ở phía cuối cánh đồng cỏ là hàng rào hoa tử đinh hương, viền theo con đường dẫn đến nhà của thẩm phán Pillier, và mùi hoa nồng nàn như một vòng ôm chào đón họ dịu dàng êm ả.

Khi họ đến gần ngôi nhà ông già đặt một tay quàng vai cô gái quay mặt nàng lại phía ông và nói: “Con không nghĩ rằng vào một ngày như thế này, phép lạ có thể xảy ra phải không? Khi mà cả trái đất sôi nổi cùng cuộc sống, thì con có nghĩ, Octavie, rằng trời có thể động lòng thương và trả lại cho chúng ta người đã chết?”. Ông nói rất chậm, vẻ khuyên lơn, và ấn tượng. Giọng nói của ông rung rung không như thói quen và có sự bối rối trên gương mặt ông. Nàng nhìn ông với đôi mắt đầy vẻ khẩn khoản và một niềm vui vô bờ.

Họ đánh xe qua con đường có hàng rào cao ở một bên và cánh đồng cỏ rộng ở phía bên kia. Những con ngựa chợt chạy nhanh hơn. Khi họ rẽ vào con đường dẫn vào nhà, từ vòm lá ẩn nấp của chúng, tiếng chim hót râm ran đột ngột vang lên thành một giai điệu chào mừng.

Octavie cảm thấy như thể nàng đã bước vào một giấc mơ, nhiều thương cảm và thực hơn cả cuộc đời. Kia là ngôi nhà xám cũ với mái hiên dốc gie ra của nó. Giữa vùng lá xanh mờ, nàng thấy những khuôn mặt quen thuộc và nghe những giọng nói như thể chúng đến từ xa vượt qua các cánh đồng, và Edmond đang ôm nàng. Edmond đã chết của nàng; Edmond đang sống của nàng, nàng cảm thấy nhịp đập của tim chàng áp vào nàng và trạng thái mê ly của những nụ hôn của chàng gắng đánh thức nàng. Cứ như thể linh hồn cuộc sống và mùa xuân đang thức dậy đã trả lại linh hồn cho tuổi trẻ của nàng và bắt nàng phải hân hoan.

Nhiều giờ sau đó Octavie kéo cái mề đay ra khỏi ngực nàng và nhìn Edmond với vẻ thắc mắc.

“Đó là đêm trước trận đánh”, chàng nói. “Trong sự vội vã của cuộc chạm trán và sự rút lui vào ngày hôm sau, anh không hề nhớ tới nó cho tới khi trận đánh kết thúc. Anh nghĩ anh đã làm mất nó trong cuộc chiến đấu ác liệt, nhưng nó đã bị đánh cắp”.

“Bị đánh cắp”, nàng rùng mình, và nghĩ đến người lính chết với khuôn mặt ngửa lên trời trong nỗi thống khổ hấp hối.

Edmond không nói gì, nhưng chàng nghĩ về người đồng đội của chàng, người đã nằm phía xa trong bóng tối, người đã không nói gì hết.
Võ Hoàng Minh dịch.

(English Version)

The Locket

Kate Chopin
I
One night in autumn a few men were gathered about a fire on the slope of a hill. They belonged to a small detachment of Confederate forces and were awaiting orders to march. Their gray uniforms were worn beyond the point of shabbiness. One of the men was heating something in a tin cup over the embers. Two were lying at full length a little distance away, while a fourth was trying to decipher a letter and had drawn close to the light. He had unfastened his collar and a good bit of his flannel shirt front.

“What’s that you got around your neck, Ned?” asked one of the men lying in the obscurity.

Ned–or Edmond–mechanically fastened another button of his shirt and did not reply. He went on reading his letter.

“Is it your sweet heart’s picture?”

“`Taint no gal’s picture,” offered the man at the fire. He had removed his tin cup and was engaged in stirring its grimy contents with a small stick. “That’s a charm; some kind of hoodoo business that one o’ them priests gave him to keep him out o’ trouble. I know them Cath’lics. That’s how come Frenchy got permoted an never got a scratch sence he’s been in the ranks. Hey, French! aint I right?” Edmond looked up absently from his letter.

“What is it?” he asked.

“Aint that a charm you got round your neck?”

“It must be, Nick,” returned Edmond with a smile. “I don’t know how I could have gone through this year and a half without it.”

The letter had made Edmond heart sick and home sick. He stretched himself on his back and looked straight up at the blinking stars. But he was not thinking of them nor of anything but a certain spring day when the bees were humming in the clematis; when a girl was saying good bye to him. He could see her as she unclasped from her neck the locket which she fastened about his own. It was an old fashioned golden locket bearing miniatures of her father and mother with their names and the date of their marriage. It was her most precious earthly possession. Edmond could feel again the folds of the girl’s soft white gown, and see the droop of the angel-sleeves as she circled her fair arms about his neck. Her sweet face, appealing, pathetic, tormented by the pain of parting, appeared before him as vividly as life. He turned over, burying his face in his arm and there he lay, still and motionless.

The profound and treacherous night with its silence and semblance of peace settled upon the camp. He dreamed that the fair Octavie brought him a letter. He had no chair to offer her and was pained and embarrassed at the condition of his garments. He was ashamed of the poor food which comprised the dinner at which he begged her to join them.

He dreamt of a serpent coiling around his throat, and when he strove to grasp it the slimy thing glided away from his clutch. Then his dream was clamor.

“Git your duds! you! Frenchy!” Nick was bellowing in his face. There was what appeared to be a scramble and a rush rather than any regulated movement. The hill side was alive with clatter and motion; with sudden up-springing lights among the pines. In the east the dawn was unfolding out of the darkness. Its glimmer was yet dim in the plain below.

“What’s it all about?” wondered a big black bird perched in the top of the tallest tree. He was an old solitary and a wise one, yet he was not wise enough to guess what it was all about. So all day long he kept blinking and wondering.

The noise reached far out over the plain and across the hills and awoke the little babes that were sleeping in their cradles. The smoke curled up toward the sun and shadowed the plain so that the stupid birds thought it was going to rain; but the wise one knew better.

“They are children playing a game,” thought he. “I shall know more about it if I watch long enough.”

At the approach of night they had all vanished away with their din and smoke. Then the old bird plumed his feathers. At last he had understood! With a flap of his great, black wings he shot downward, circling toward the plain.

A man was picking his way across the plain. He was dressed in the garb of a clergyman. His mission was to administer the consolations of religion to any of the prostrate figures in whom there might yet linger a spark of life. A negro accompanied him, bearing a bucket of water and a flask of wine.

There were no wounded here; they had been borne away. But the retreat had been hurried and the vultures and the good Samaritans would have to look to the dead.

There was a soldier–a mere boy–lying with his face to the sky. His hands were clutching the sward on either side and his finger nails were stuffed with earth and bits of grass that he had gathered in his despairing grasp upon life. His musket was gone; he was hatless and his face and clothing were begrimed. Around his neck hung a gold chain and locket. The priest, bending over him, unclasped the chain and removed it from the dead soldier’s neck. He had grown used to the terrors of war and could face them unflinchingly; but its pathos, someway, always brought the tears to his old, dim eyes.

The angelus was ringing half a mile away. The priest and the negro knelt and murmured together the evening benediction and a prayer for the dead.

II

The peace and beauty of a spring day had descended upon the earth like a benediction. Along the leafy road which skirted a narrow, tortuous stream in central Louisiana, rumbled an old fashioned cabriolet, much the worse for hard and rough usage over country roads and lanes. The fat, black horses went in a slow, measured trot, notwithstanding constant urging on the part of the fat, black coachman. Within the vehicle were seated the fair Octavie and her old friend and neighbor, Judge Pillier, who had come to take her for a morning drive.

Octavie wore a plain black dress, severe in its simplicity. A narrow belt held it at the waist and the sleeves were gathered into close fitting wristbands. She had discarded her hoopskirt and appeared not unlike a nun. Beneath the folds of her bodice nestled the old locket. She never displayed it now. It had returned to her sanctified in her eyes; made precious as material things sometimes are by being forever identified with a significant moment of one’s existence.

A hundred times she had read over the letter with which the locket had come back to her. No later than that morning she had again pored over it. As she sat beside the window, smoothing the letter out upon her knee, heavy and spiced odors stole in to her with the songs of birds and the humming of insects in the air.

She was so young and the world was so beautiful that there came over her a sense of unreality as she read again and again the priest’s letter. He told of that autumn day drawing to its close, with the gold and the red fading out of the west, and the night gathering its shadows to cover the faces of the dead. Oh! She could not believe that one of those dead was her own! with visage uplifted to the gray sky in an agony of supplication. A spasm of resistance and rebellion seized and swept over her. Why was the spring here with its flowers and its seductive breath if he was dead! Why was she here! What further had she to do with life and the living!

Octavie had experienced many such moments of despair, but a blessed resignation had never failed to follow, and it fell then upon her like a mantle and enveloped her.

“I shall grow old and quiet and sad like poor Aunt Tavie,” she murmured to herself as she folded the letter and replaced it in the secretary. Already she gave herself a little demure air like her Aunt Tavie. She walked with a slow glide in unconscious imitation of Mademoiselle Tavie whom some youthful affliction had robbed of earthly compensation while leaving her in possession of youth’s illusions.

As she sat in the old cabriolet beside the father of her dead lover, again there came to Octavie the terrible sense of loss which had assailed her so often before. The soul of her youth clamored for its rights; for a share in the world’s glory and exultation. She leaned back and drew her veil a little closer about her face. It was an old black veil of her Aunt Tavie’s. A whiff of dust from the road had blown in and she wiped her cheeks and her eyes with her soft, white handkerchief, a homemade handkerchief, fabricated from one of her old fine muslin petticoats.

“Will you do me the favor, Octavie,” requested the judge in the courteous tone which he never abandoned, “to remove that veil which you wear. It seems out of harmony, someway, with the beauty and promise of the day.”

The young girl obediently yielded to her old companion’s wish and unpinning the cumbersome, sombre drapery from her bonnet, folded it neatly and laid it upon the seat in front of her.

“Ah! that is better; far better!” he said in a tone expressing unbounded relief. “Never put it on again, dear.” Octavie felt a little hurt; as if he wished to debar her from share and parcel in the burden of affliction which had been placed upon all of them. Again she drew forth the old muslin handkerchief.

They had left the big road and turned into a level plain which had formerly been an old meadow. There were clumps of thorn trees here and there, gorgeous in their spring radiance. Some cattle were grazing off in the distance in spots where the grass was tall and luscious. At the far end of the meadow was the towering lilac hedge, skirting the lane that led to Judge Pillier’s house, and the scent of its heavy blossoms met them like a soft and tender embrace of welcome.

As they neared the house the old gentleman placed an arm around the girl’s shoulders and turning her face up to him he said: “Do you not think that on a day like this, miracles might happen? When the whole earth is vibrant with life, does it not seem to you, Octavie, that heaven might for once relent and give us back our dead?” He spoke very low, advisedly, and impressively. In his voice was an old quaver which was not habitual and there was agitation in every line of his visage. She gazed at him with eyes that were full of supplication and a certain terror of joy.

They had been driving through the lane with the towering hedge on one side and the open meadow on the other. The horses had somewhat quickened their lazy pace. As they turned into the avenue leading to the house, a whole choir of feathered songsters fluted a sudden torrent of melodious greeting from their leafy hiding places.

Octavie felt as if she had passed into a stage of existence which was like a dream, more poignant and real than life. There was the old gray house with its sloping eaves. Amid the blur of green, and dimly, she saw familiar faces and heard voices as if they came from far across the fields, and Edmond was holding her. Her dead Edmond; her living Edmond, and she felt the beating of his heart against her and the agonizing rapture of his kisses striving to awake her. It was as if the spirit of life and the awakening spring had given back the soul to her youth and bade her rejoice.

It was many hours later that Octavie drew the locket from her bosom and looked at Edmond with a questioning appeal in her glance.

“It was the night before an engagement,” he said. “In the hurry of the encounter, and the retreat next day, I never missed it till the fight was over. I thought of course I had lost it in the heat of the struggle, but it was stolen.”

“Stolen,” she shuddered, and thought of the dead soldier with his face uplifted to the sky in an agony of supplication.

Edmond said nothing; but he thought of his messmate; the one who had lain far back in the shadow; the one who had said nothing.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: