Phác thảo chân dung tôi – Portrait Of A Young Musician
Phác thảo chân dung tôi
Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều những sợi tóc bạc…Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết sofege, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Đó là những năm 1956-1957, thời của những giấc mộng ngỗn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dạ. Cái thời tuổi trẻ xanh mượt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ.
Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sàigòn phải tự quyểt định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ, Có lúc tôi đã bỏ dỡ cái trò lãng mạng viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc ” xướng ca vô loài”. Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, day dứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng, ngồi, cả trong giấc ngủ.
Dần dà những năm tháng về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi môt quan niệm rõ rệt. Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông, chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình.Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ đựơc với người khác về những niềm vui và nỗi buồn của cuộc sống.
Nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không cỏ gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc, dưới ánh sáng hiền hòa, nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
Phải cho đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang màu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dư những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành.
Tác giả: Trịnh Công Sơn
Portrait of a Young Musician
Nowadays when I look in the mirror, I see more gray hairs every day. When I was a child, I used to love to sing. As a ten-year-old boy, I would copy the lyrics to my favourite songs in a notebook, and I would play the songs on my mandolin and flute. At twelve years old, I got my first guitar and I learned to sing and play my favourite songs with guitar accompaniment.
I never chose music as a career. I wrote my first few songs using my natural abilities and strong musical instincts. That was in 1956 or 1957. That was in the time of my youth when my head was full of sullen dreams and frivolous fictions. In those years when my youthful complexion was as smooth as the fruit of the first harvest, I didn’t feel a calling deep in my heart to become a musician.
When I was a young man, my father died and my mother lived far away. I was alone in Sài gòn, so I had to decide the course of my own life. I often abandoned my romantic writing in those days, and I was always haunted by the notion that “singing is worthless”. I could never sleep a wink at night, and I always had a gnawing feeling day after day. But the more I tried to forget, the more the melodies manifested resoundingly in my head. Musical tunes filled my heart even when I was doing mundane daily activities such as standing, sitting or sleeping.
As the years went by, my ideas and opinions started to clearly take shape in my mind. I thought that the purpose of life was to please other people. We want to have a sympathy for others, but we must always be true to ourselves. By expressing myself through speaking, writing or other media, I found my soul being pulled toward music. Through artistic expression, I found personal freedom, and I came to believe that I could express the joys and the sorrows that we all experience in this life.
Looking back on what I went through, I regret nothing. I was still a child enamored with art, and my heart was full of inspiration. I still had a passion for learning about the world around me, and I often had enthusiastic conversations (monologues, really) with plants and any human being who would listen to my songs. In that way, I lived my days under the light of peace and mercy.
Then one day I looked at myself in the mirror, and my hair was no longer black. It was then that I realized my deep desire to love all of humankind and this fragile life forever. I can express my love of humanity in my music. It is a pure expression of love because it is through song that we can find the soul of man. My music is the accompaniment to a more aesthetic life filled with sweet-smelling lilacs as they cover endless fields.
With my songs, I was a lover of nature and a friend of children. Through my songs, I embraced the joy of human life and the burden of human sorrow. I was reborn through music.
My song gave me life for second time. It was my soul’s salvation.
Đặng Hòang Lan Translated From ” Phác thảo chân dung tôi” Of Musician Trịnh Công Sơn.